Đọc tài liệu lịch sử Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ
Linh
Trần Bình Nam
Thông thường, một tác phẩm vừa ra đời hoặc một nhà văn còn mới mẻ trong giới cầm bút thì mới cần đến sự giới thiệu của một ngòi bút đàn anh hoặc đàn chị. Nhưng trường hợp của Điệp Mỹ Linh thì khác. Điệp Mỹ Linh cầm bút từ năm 1961, theo Writers Post, và đã trình làng chín tác phẩm gồm truyện ngắn, truyện dài và tài liệu lịch sử.
Cuốn tài liệu lịch sử Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi, 1975 đã được xuất bản từ năm 1990; và bây giờ Điệp Mỹ Linh cho tái bản.
http://www.tranbinhnam.com/story/HaiQuan_RaKhoi_Original.html
Tôi nghĩ ít ai viết về một tác phẩm tái bản. Nhưng, khi đọc bản gốc cuốn tài liệu Hải Quân để góp ý với Điệp Mỹ Linh trước khi tái bản, tôi nhận thấy tôi nên viết ra những nhận xét của tôi về tác phầm này.
Chuyên theo dõi thời cuộc và những biến chuyển chính trị trên thế giới, tôi nhận thấy, một số quyết định quân sự sai lầm của chính phủ miền Nam Việt Nam đã kéo theo không biết bao nhiêu cuộc rút quân đẩm máu.
Những cuộc rút quân bằng đường bộ đã được nhiều người viết lại. Nhưng những cuộc rút quân bằng đường thủy thì chỉ có cuốn tài liệu Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh mới ghi lại đầy đủ, trung thực và tỉ mỉ. Điệp Mỹ Linh đã chịu khó tra cứu, tìm tòi và phỏng vấn hầu hết quý vị Hạm Trưởng và những nhân vật liên hệ.
Cuốn tài liệu được chia ra từng chương rõ ràng, mạch lạc, ghi từng ngày, giờ khi sự kiện xảy ra. Mỗi chương và mỗi bài đều có huy hiệu hoặc ảnh của chiến hạm đã tham dự.
Phần Sơ Lược Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H. và phần phỏng vấn những nhân vật liên hệ đến Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng có những liên quan mật thiết và bổ túc cho những chương viết về các cuộc rút quân bằng đường thủy. Phần phụ lục cũng không kém quan trọng. Độc giả có thể biết số, tên và loại của từng chiến hạm và chiến đỉnh.
Tiêu đề của cuốn sách là “Tài liệu lịch sử”, nhưng khi đọc tôi không cảm thấy khô khan mà tôi như bị cuốn hút vào những bi hùng có thật.
Xin mời quý độc giả đọc ba đoạn trích dẫn sau đây: Đoạn một, về cuộc rút quân bằng đường thủy. Đoạn hai ghi lại những đụng độ lớn tại vùng Sông Ngòi và sau cùng một bài phỏng vấn, để thẩm định giá trị của cuốn tài liệu này.*
*-Đàn Chim Việt, Thông Luận và Lướt Sóng.
Chú thích: Kính mời quý vị đọc ba phân đoạn mà Ông Trần-Bình-Nam trích
dẫn từ cuốn tài liệu lịch sử Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 tại Link này:
http://diepmylinh.com/index.php?view=story&subjectid=11
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
Truyện Ngắn Chưa In Thành Sách