Tạp Chí Giao-Chỉ Phỏng Vấn Điệp-Mỹ-Linh
Ngày 15 tháng 3 năm 1987
Xin chị cho biết sơ qua về tiểu sử và ý thức nào khiến chị cầm viết khi còn ở Việt-Nam..và chiều hướng nào thôi thúc nội tâm khiến chị cầm bút ở hải ngoại?
Thưa, tôi được sinh ra tại Đà Lạt, lớn lên tại Nhatrang. Tôi chịu ảnh hưởng của Ba tôi rất nhiều cho nên tôi rất thích thơ văn và âm nhạc. Ba tôi, ngoài khả năng âm nhạc và kịch nghệ, ông còn viết văn, làm thơ - đăng trên báo Ðuốc Thiêng và Sóng Thần của bà Trùng-Dương - soạn nhạc với bút hiệu Ðiệp-Linh.
Lúc ở Việt-Nam tôi viết vì tôi thích viết nhưng ông nhà tôi không thích cho nên tôi phải viết lén lút, dùng nhiều bút hiệu khác nhau như Thanh-Ðiệp, Thủy-Ðiện, Nguyễn Thi Kiều-Lam. Ý tưởng thôi thúc tôi mãnh liệt nhất có lẽ là những trận chiến tôi thấy tận mắt trong những lần tháp tùng theo các Giang-Ðoàn hành quân. Tôi muốn nói lên những khổ ải, gian nan và bất công mà người Lính Việt-Nam-Cộng-Hòa phải gánh chịu.
Từ ngày sang đây tôi viết nhiều hơn vì tôi không còn những môn giải trí khác như chơi đàn, ngắm biển, v.v. Vã lại, cuộc sống trên đất tạm dung này có nhiều điều đáng viết lắm.
Dù ở đây hay ở Việt-Nam, tôi là người trọng sự thật cho nên lúc nào tôi cũng muốn viết ra những cảm nghĩ, những tình huống rất thật. Tôi muốn viết mãi về Lính và viết về những ý nghĩ thầm kín cũng như những cảnh huống đau lòng của người phụ nữ ngày nay.
Khi cầm bút chị có ý thức là sẽ phục vụ chính trị hay văn chương?
Tôi không có cao vọng sẽ đi vào văn học sử. Tôi cũng không có ý tưởng mưu đồ chính trị. Tôi viết vì tôi không có điều kiện chơi đàn và tôi viết vì tôi thích viết.
Xin chị cho biết giờ nào trong ngày chị có thể viết được?
Trong gia đình, tôi là người vợ, người mẹ, người bếp và cũng là người làm vườn. Ngoài xã hội tôi là một người có việc làm toàn thời gian; bởi vậy tôi không có một khoảng thời gian nhất định trong ngày để cầm bút.
Khi chị viết, chị hoàn tất luôn một chuyện ngắn hay là chị viết từng phần?
Thưa, nếu ý tưởng đến, tôi viết nhanh, còn nếu tôi phải “nặn óc” thì hơi lâu.
Khi giới thiệu chị là nhà văn nữ, đó là một cách phân biệt rồi. Xin hỏi chị, chị có đọc các nhà văn nữ và chị cho biết cảm nghĩ và sự so sánh vị thế của chị và các nhà văn nữ ở hải ngoại?
Về các nhà văn nữ ở hải ngoại tôi có đọc. Cảm nghĩ của tôi rất tốt đẹp về các chị ấy. Các chị ấy viết hăng quá. Về vị thế của mỗi người phụ nữ cầm bút tại hải ngoại, tôi không bao giờ giám so sánh với những ngòi bút đàn chị như Minh-Ðức Hoài-Trinh, Túy-Hồng, Nguyễn-Thị-Vinh... Còn các chị cùng thời với tôi thì mỗi người có một vị thế riêng biệt, tôi cũng không muốn so sánh tôi với các chị ấy. Xin để độc giả đọc các tác phẩm rồi tìm ra vị thế của mỗi người viết.
Trong các chuyện của chị nhân vật chính thường xưng “tôi”. Ðã đành nhà văn phải dùng một ít hư cấu để tạo dựng câu chuyện, xin chị cho biết trong các chuyện của chị độ bao nhiêu phần trăm sự thật và bao nhiêu phần trăm hư cấu?
Trong các bài phóng sự hay bút ký chiến trường hay tùy bút tôi thường xưng “tôi”, vì đó là những sự việc đã xảy ra, tôi có tham dự. Trong tập truyện Một Ðoạn Ðường chỉ có bài Mùa Bluebonnet nhân vật chính xưng “tôi” cũng vì đó là chuyện thật. Tuy nhiên tôi luôn luôn cố tránh đề cao “cái tôi” của tôi. Trong các truyện ngắn của tôi, có thể nói từ 75 đến 80 phần trăm là sự thật.
Chị nghĩ chị sẽ viết chuyện dài hay không?
Tôi đã khởi đầu một chuyện dài.
Trong các chuyện của chị, phần kết thúc hầu hết là tranh đấu, kháng chiến. Ðó là ý chị muốn viết như vậy hay vì nhu cầu để phù hợp với tôn chỉ của những tờ báo chị cộng tác?
Những tờ báo tôi cộng tác không bao giờ bó buộc người viết phải theo chiều hướng của họ. Sở dĩ nhiều chuyện của tôi được kết thúc như vậy là vì đó là sự thật. Một sự thật mình phải viết ra để giới trẻ sau này hiểu những biến chuyển trọng đại trong tập thể tỵ nạn theo từng giai đoạn lịch sử, chính trị và xã hội.
Xin chị cho biết khoảng thời gian từ lúc hình thành cho đến khi hoàn tất tập truyện Một Ðoạn Ðường là bao lâu?
Thưa anh, khó xác định lắm, vì tôi không phải là một ngòi bút chuyên nghiệp và tôi lại viết nhiều thể loại như tùy bút, ký sự, truyện ngắn; mà tập truyện Một Ðoạn Ðường chỉ gồm những chuyện ngắn được độc giả ưa thích từ sau 1975.
Trong một tương lai gần chị có nghĩ rằng chị sẽ ấn hành tác phẩm thứ hai để tòa soạn báo Giao-Chỉ được ấn hành không?
Ðó cũng là mơ ước của tôi, nhưng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh cho nên tôi chưa trả lời được.
Về nhận định văn học, chúng ta lấy năm 1975 làm “mốc” thời gian. Theo chị, chị Minh-Ðức Hoài-Trinh và chị Túy-Hồng có chuyển biến gì trước và sau 1975? Với các chị Trần-Diệu-Hằng, Lê Thị Huệ, Phan Thi Trọng-Tuyến... chị cảm thấy có những cái chung và riêng với họ không?
Theo tôi, với những tác phẩm của hai chị Minh-Ðức Hoài-Trinh và Túy-Hồng đang được đăng tải thì tôi chưa thấy những biến chuyển gì rõ rệt. Với các chị Trần-Diệu-Hằng, Lê-Thị-Huệ, Phan-Thị Trọng-Tuyến...tôi cảm thấy có những cái chung với họ như: cũng hướng về quê hương, đạo đức, tình người. Cái riêng của tôi là “thái độ tích cực trong việc giải phóng quê hương.” (Theo nhận xét của Trần-Dương Ðại-Nghĩa về Ðiệp-Mỹ-Linh, trong mục Ðọc Sách Mới, đăng trên Giao-Chỉ)
Theo nhận xét chung thì cách viết của chị thuần về mô tả và nhiều đối thoại. Tại sao chị không đào sâu tâm trạng nhân vật?
Theo tôi nghĩ, cách đào sâu tâm trạng nhân vật khiến cho nhân vật chính của tôi bị gò bó, đóng khung hoặc là trở thành một khuôn mẫu. Những câu chuyện tôi viết rất gần với cuộc sống của tôi nên tôi muốn dành cho độc giả sự suy diễn theo tâm trạng của từng độc giả. Vã lại, tôi nghĩ, đối thoại làm cho câu chuyện linh động hơn.
Cách hành văn của chị rất đơn giản, ngắn gọn, đó có phải là chủ đích của chị không?
Thưa, đúng vậy.
Chị có thể hy sinh cái ý để giữ sự trong sáng, có phải không?
Thưa anh, đây là tác phẩm đầu tiên nên tôi còn đang trông chờ dư luận. Tập truyện Một Ðoạn Ðường chưa hẳn là hướng đi của tôi và cũng chưa phải là kỹ thuật mà tôi phải theo. Tôi đang trông chờ những ý kiến xây dựng. Tôi còn phải học hỏi nhiều.
Trên văn đàn quốc tế họ phân biệt truyện ngắn được cấu tạo một cách cổ điển và truyện ngắn cấu tạo có tính cách thí nghiệm. Cách kết cấu trong chuyện của chị giống loại cấu tạo cổ điển. Trong cách cấu tạo có tính cách thí nghiệm, cách kết cấu thời gian thay đổi, nhập đề không theo thứ tự thời gian. Chị nghĩ như thế nào?
Tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm với kỹ thuật viết như anh vừa nói. Nhưng tôi không muốn làm khó độc giả, bắt độc giả phải tìm đoạn này ráp vào đoạn nọ. Như Buffon đã nói, “Bút pháp chính là người”, các anh đã đọc tác phẩm của tôi và đã tiếp xúc với tôi, vậy, câu trả lời đã rõ.
Theo kinh nghiệm của một người viết truyện ngắn, xin chị trình bày những khó khăn khi bắt đầu một câu chuyện như thế nào? Và chị quan niệm thế nào là một chuyện ngắn?
Thưa anh, theo tôi, truyện ngắn không phải là một truyện dài thu gọn. Tuyện ngắn khó viết hơn truyện dài. Và tôi không theo một quy luật hay mực thước nào cả. Tôi viết theo những rung động trong tôi.
Xin cảm ơn chị.
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
Truyện Ngắn Chưa In Thành Sách