Điệp Mỹ Linh  

Click here to edit subtitle

Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975

Cuộc Rút Quân Tại Nha-Trang

 

Khi HQ 504 đưa Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù – dưới sự chỉ huy của Đại-Tá Lê Văn Phát – từ Đà-Nẵng về Nha-Trang, “đổ” tại bãi trước Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang thì đồng bào tại Nha-Trang mừng rỡ vô cùng; vì họ nghĩ rằng đổ quân Dù về đây có nghĩa là V.N.C.H. sẽ cố thủ Nha-Trang.

Đoàn lính Mũ Đỏ vừa rời chiến hạm, không hiểu từ đâu, đồng bào ùa đến, reo hò vang dội. Nhiều người nhào đến ôm đại mấy anh lính Dù rồi vừa khóc vừa cười, phát âm những lời vô nghĩa nhưng âm hưởng nôn nao, xúc động lạ thường. Có những bà cụ hom hem biếu anh Nhảy-Dù củ khoai, lóng mía. Có những ông cụ trầm tĩnh, đốt điếu thuốc, bập bập vài cái rồi gắn điếu thuốc vào môi anh lính Dù. Những em bé đi chân trần, chạy lăng xăng, rót ly trà nóng từ cái ấm đất trao cho anh lính Dù, rồi đôi mắt chớp chớp nhìn anh, đầy ngưỡng phục. Mỗi lúc đồng bào kéo đến càng đông. Họ vui mừng vì sự hiện diện của đoàn quân mà, mỗi bước tiến của đoàn quân ấy là trăm bước lùi của địch.

Thế nhưng, ngày hôm sau, Bộ-Tổng-Tham-Mưu điều động Lữ-Đoàn Dù này lên M’Drak, Khánh-Dương; vì lúc này mặt trận Khánh-Dương đang nổ dữ dội!

Mặc dù với số lượng khoảng mười ba ngàn quân, dân di tản từ miền Trung vào và từ Cao-Nguyên xuống, đang sống chui rúc tại đèo Rù-Rì, tình hình Nha-Trang chưa đến nỗi rối loạn. Nhưng khi Tướng Phạm Văn Phú, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, rời Nha-Trang và tin Hải-Quân Trung-Tá Hà Ngọc Lương – thủ khoa khóa 9 sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang – giết vợ và năm con rồi tự sát vì vợ không chịu di tản thì đồng bào trở nên xôn xao, hoảng hốt. Tiếp theo là nhà tù bị phá. Cảnh cướp bóc diễn ra. Đồng bào kéo nhau ra bãi biển hoặc xuống Cầu-Đá tìm phương tiện ra đi.

Ngày 1 tháng 4, Tổng-Lãnh-Sự Mỹ tại Nha-Trang ra lệnh cho tất cả công dân Hoa-Kỳ rời Nha-Trang ngay tức khắc. Tình trạng Nha-Trang cũng giống hệt như tình trạng tại Đà-Nẵng mấy ngày trước.

Khi HQ 401 vừa cập vào Cầu-Đá, mọi người xô đẩy nhau, rớt xuống biển. Một số người tràn vào được chiến hạm, làm nghiêng tàu. Hạm-Trưởng phải ra lệnh cho chiến hạm lui ra. Vì lý do đó, khi những LST và một số PCF thuộc Hải-Đội III Tuần-Dương từ Đà-Nẵng vào, không được phép đổ quân, dân xuống Nha-Trang – như kế hoạch đã dự trù – đành hải hành thẳng vào Cam-Ranh. HQ 505 và HQ 403 xin vào Nha-Trang đón quân và đồng bào di tản, nhưng Tư-Lệnh Hạm-Đội không thuận.

Thấy không được Hải-Quân đón, một số lính nổi loạn, bắn bừa ra chiến hạm và bắn luôn cả trực thăng. Trực thăng chở nhiếp ảnh gia David Kennerly bay vòng vòng cho Ông chụp ảnh cũng bị bắn!

Thời gian này, HQ 406 đang thực hiện công tác chuyển quân và tiếp tế tại Vùng IV Duyên-Hải, được điều động về Nha-Trang đón Liên-Đoàn sinh viên sĩ quan Hải-Quân vào Saigon.

Ngày 2 tháng 4, HQ 406 đến Nha-Trang. Hải-Quân Thiếu-Tá Nguyễn Ngọc Cảnh, Liên-Đoàn-Trưởng Liên-Đoàn sinh viên sĩ quan Hải-Quân, điều động tất cả sinh viên – khoảng 400 sinh viên – chạy bộ từ Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân xuống Cầu-Đá. Nơi đây, phải vất vả lắm, HQ 406 mới hoàn tất được công tác đã được giao phó.

Sáng 3 tháng 4, khoảng 6 giờ, Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang, Phó-Đề-Đốc Nguyễn Thanh Châu, rời Nha-Trang bằng trực thăng.

Tại Nha-Trang, Hải-Quân có thể vớt được nhiều đồng bào và quân bạn hơn, vì phương tiện Hải-Quân đầy đủ và vì Việt-Cộng chưa xâm nhập thành phố. Nhưng cảnh hỗn loạn khiến Hải-Quân sợ chìm tàu, cho nên, Lực Lượng Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải cùng với các lực lượng về từ Đà-Nẵng kéo vào Cam-Ranh.

Thay Lời Tựa

Chương I         

Sơ Lược Lịch Sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa

Chương II        

Các Vị Tư-Lệnh Hải-Quân

Chương III      

Sự Tổ Chức Của Hải-Quân – Về Hành Quân

     Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân

     Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang

     Hải-Quân Công-Xưởng Sài-Gòn

Những Đại-Đơn-Vị Chiến-Đấu 

     Vùng Sông-Ngòi – Hành-Quân Lưu Động Sông

          Vùng III Sông-Ngòi 

          Vùng IV Sông-Ngòi 

          Lực-Lượng Thủy-Bộ

          Lực-Lượng Tuần-Thám

          Lực-Lượng Trung-Ương

          Giang-Đoàn Xung-Phong 

          Liên-Đoàn Tuần-Giang 

          Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99

     Vùng Duyên-Hải – Hành-Quân Lưu Động Biển

          Hạm-Đội

          Vùng I Duyên-Hải

          Vùng II Duyên-Hải

          Vùng III Duyên-Hải

          Vùng IV Duyên-Hải

          Vùng V Duyên-Hải

          Lực-Lượng Hải-Thuyền 

          Liên-Đoàn Người Nhái

          Biệt-Hải

          Lực-Lượng Hải-Tuần   


Chương IV      

Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ

Chương V        

Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân

     Vùng I Duyên-Hải 

          Cuộc Rút Quân Tại Thuận-An

          Cuộc Rút Quân Tại Chu-Lai

          Cuộc Rút Quân Tại Đà-Nẵng

     Vùng II Duyên-Hải

          Cuộc Rút Quân Tại Qui-Nhơn

          Cuộc Rút Quân Tại Nha-Trang

          Bỏ Ngõ Cam-Ranh

          Trên Biển Phan-Rang 

          Bên Bờ Phan-Thiết 

     Vùng III Duyên-Hải

     Vùng IV Duyên-Hải

     Vùng V Duyên-Hải


Chương VI      

Những Đột Biến Tại Các Vùng Sông Ngòi   

      Vùng III Sông Ngòi 

          Những Trận Chiến Trên Vàm-Cỏ-Tây 

          Những Trận Chiến Trên Vàm-Cỏ-Đông

      Vùng IV Sông Ngòi


Chương VII     

Kế Hoạch Phòng Thủ


Chương VIII   

Chuyến Ra Khơi Bi Hùng

Hải-Vận-Hạm Lam-Giang, Một Huyền Thoại

Hướng Về Subic Bay     


Chương IX      

Phỏng Vấn Những Nhân Vật Liên Hệ Đến Chuyến Ra Khơi

     Cuối Cùng Của Hải-Quân V.N.C.H.


Chương X        

Những Vị Anh Hùng Hải-Quân V.N.C.H. 

     Biệt-Hải Nguyễn Văn Kiệt   

     Cố Phó-Đề-Đốc Hoàng Cơ Minh 

     Cố Hải-Quân Thiếu-Tá Đặng Hữu Thân

     Cố Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn 

Chương XI      

Những Dòng Ký Ức  

     Hồi Ký Lãnh Tàu 

        (Cựu Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh)

     U.S. Naval War College

        (Cựu Đề-Đốc Lâm Ngươn Tánh)

     Những Năm Tại Trường Hải-Quân Pháp
        (Cựu Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng)

     U.S. Navy Officer Candidate School 

        (Cựu Hải-Quân Đại-Úy Hoàng Quốc Tuấn)

     U.S. Naval Postgraduate School

        (Cựu Hải-Quân Trung-Úy Trần Trúc Việt)

     Kỷ Niệm Với Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505

        (Điệp-Mỹ-Linh)


Phụ Lục