Cảm nghĩ về tập truyện Tìm Vết Chân Xưa của Điệp-Mỹ-Linh
Ðất khách quê người, hoa cứ nở
Làng xưa, xóm cũ, nhớ khôn phai!
NÐH
Nguyễn-Gia-Bảo
Tìm Vết Chân Xưa,..tựa đề tác phẩm thứ tám của nhà văn Ðiệp-Mỹ-Linh, xanh mầu nõn chuối quê nhà, nổi bật trên nền rêu xanh đậm đặc; dù đã được trang trí bằng bóng cây có đường viền mầu sắc tương phản nhưng vẫn mang mang vẻ hoài niệm trầm mặc. Tác phẩm dầy 170 trang gồm bẩy truyện ngắn, nếu đứng riêng rẽ, đó là những đoản văn gọt giũa cầu kỳ, cầu kỳ ở điểm tự nhiên và trong sáng. Từ cách dựng chuyện, phân đoạn và văn phong rất tự nhiên ấy, tuy bình dị nhưng cuốn hút người đọc, vì mỗi chuyển biến của tâm hồn hay sự việc xẩy ra trong truyện, đều được tác giả viết ra như vẽ lại với rất nhiều hình ảnh, kể cả những trạng huống, tình tiết khá xúc động.
Bẩy truyện ngắn đó, không chỉ là những mảnh rời riêng rẽ, nhưng liền lạc, xuyên suốt, phản ảnh những biểu cảm của tác giả, tượng trưng cho thế hệ đã sống, đã chứng kiến những đổi thay của đất nước.
Cuộc sống đích thực của “thế hệ bản lề” không đi làm lịch sử, nhưng rõ ràng bị đẩy đưa, trôi dạt theo giòng lịch sử đất nước những năm tháng cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai vừa khép lại.
Nếu nói như Boileau đã nói: “Lời văn nào khiến người đọc thích thú, thường đã làm người viết chẩy nhiều nước mắt”. Nhất là trong lãnh vực tưởng như là tình yêu, thật dễ dàng nếu biết mầu mè, chải chuốt, sắp xếp câu chuyện càng nhiều éo le, càng nhiều bi thảm, tràn đầy kịch tính càng tốt. Nhưng cũng thật là khó, khi kể lại một cuộc tình lãng đãng mây trôi, nắm bắt những xúc động mong manh trong khi cả hai phía đều đã được tác giả bắt phải dừng lại giữa những giới hạn B.N.T (Bà nhà tôi) và O.N.T (Ông nhà tôi, chữ và nghĩa của Ðiệp-Mỹ-Linh), và những định chế khác nữa của truyền thống cùng lễ giáo Á Ðông.
Trong bài trả lời cuộc phỏng vấn của tập san Văn Học số 135 (năm1997), nhà văn Ðiệp-Mỹ-Linh cho biết thời gian mới cầm bút viết theo cảm hứng và viết về những gì làm ray rứt tâm hồn “chưa tách rời được bản thân ra khỏi nhân vật, nhưng sau đã thay đổi hoàn toàn”. Do đó trong truyện ngắn mở đầu tuyển tập Tìm Vết Chân Xưa, truyện Cuộc Tình Xót Xa tác giả đã gây ngộ nhận không ít cho các thân hữu của mình, bằng những lời đối thoại ý nhị, những đoạn hồi tưởng đầy ắp kỷ niệm vàng son thuở trước. Bút pháp nhuần nhuyễn (để nói lên “coi như cuộc tình có thật”, tất sẽ phải diễn tiến như thế!) lại được dệt vào cùng những kỷ niệm (hoàn toàn có thật) ngày xưa... để câu chuyện càng trở nên như thật!
Khoảng thập niên 90, tuồng “cải lương Hoa Kỳ” Miss Saigon được trình diễn trên nhiều sân khấu kịch nghệ nổi tiếng khắp thế giới, đồ sộ trong dàn dựng, vĩ đại với phông cảnh, âm thanh và ánh sáng tuyệt vời... nhưng cốt truyện rất gượng ép, không thật, như thể anh đầu bếp ngoại quốc vụng về, tập tễnh biểu diễn nấu món ăn Việt-Nam. Trong khi Tìm Vết Chân Xưa bố cục chặt chẽ, diễn tiến lớp lang, thắt mở nhịp nhàng... có thể tiêu biểu cho thân phận một lớp người phụ nữ Việt-Nam đương đại. Chúng ta thường bắt gặp không thiếu gì những mẫu người đó ở quanh ta, họ không cường điệu, biết chấp nhận thử thách, nhiều khi làm như chỉ biết câm nín, chịu đựng những nghịch cảnh để sống còn và sẵn sàng vươn lên khi có cơ hội.
Tập truyện xoay quanh cuộc sống của một nữ sinh miền thùy dương cát trắng, đã yêu và lấy người mình yêu, nhưng con người phong sương ấy đã sống buông thả sau khi lấy được nàng. Rồi đất nước và cả miền Nam đã phải trải qua cuộc đổi đời, mọi giá trị đạo đức và luân lý cũng suy sụp, đổi thay phù hợp với mức độ tha hóa và băng hoại của xã hội bị lèo lái bởi những tên cướp ngày, tập đoàn tư bản đỏ. Người chồng bị tập trung cải tạo, vợ và các con vượt thoát, đến được bến bờ tự do, ở vậy nuôi chồng, nuôi con nên người.
Khi mãn hạn tù cải tạo, người chồng không sang Mỹ đoàn tụ cùng vợ con có treo cưới, đã ở lại sống chung với người yêu cũ, anh từng gian díu từ trước khi miền Nam sụp đổ. Nội dung câu chuyện như hệt phó bản của một bức tranh cổ xưa, xuyên qua đó là những thảm cảnh cuộc đời, chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện người chồng phụ bạc, chuyện vợ nọ con kia, nói chung thân phận người nữ trong thời ly loạn và nhất là những đọa đầy, tủi nhục của người dân Việt sống dưới gọng kìm của những kẻ thống trị đồng chủng loại!
Vẫn trong tài liệu văn học hải ngoại, tác giả Ðiệp-Mỹ-Linh trả lời cuộc phỏng vấn nêu trên, đã minh định nhiều điều, như: “Tâm tôi đã tịnh. Ðược tiêm nhiễm triết lý Phật giáo” Vẫn theo tác giả cho biết tuệ của mình còn hạn hẹp, tâm còn bị giằng co bởi lý trí, dù rằng Ðiệp-Mỹ-Linh đã từng khẳng định “Viết lách làm chi, cái gì trong đời cũng huyễn cả, thì vài ba cuốn sách có là gì đâu!” Chúng ta nên tôn trọng ý nguyện của tác giả đang nhằm đi tới, vì quả thật cuộc sống ngày nay có quá nhiều đổi trắng thay đen, đang là đồng minh đã vội vã quay lưng lại với người cùng chiến tuyến! Tuy nhiên trong tác phẩm Tìm Vết Chân Xưa, tác giả đã đả kích không kém phần quyết liệt về “tính ác” và những sai trái của cộng sản, đượm chút khinh khi và nhờm tởm. Ðúng là cuộc đồng hành ngoạn mục của cả tâm lẫn trí, chúng ta hãy đọc: (Trích đoạn, trang 93 và 94)
“- Ô, thế thì cháu biết rồi. Nhưng trận 72 và vụ Mỹ Lai so với trận Mậu Thân thì chả thấm gì đâu.
Bảo-Trân chưa biết chú tài xế muốn đề cập đến cái gì? Lẽ nào chú tài xế lại đem chuyện “phe của chú” thảm sát đồng bào vô tội ở Huế vào năm Mậu Thân kể cho nàng nghe? Trong khi Bảo Trân còn hoang mang, chú tài nói tiếp:
- Bọn Mỹ dã man thật! Trận Mậu Thân chúng giết chết cả mấy ngàn người, bộ đội và nhân dân ta chôn không kịp, đành phải đào hố thật lớn, chôn tập thể đấy.
Bảo Trân trợn mắt...”
Cuộc trao đổi với hướng dẫn viên du lịch ở Việt-Nam, trang 140, tác giả viết như sau:
“- Nước mình có nhiều cái nhất lắm.
- Thật hả, cô? Mình nhất về cái gì, cô?
- Nước mình nghèo nhất, nhiều xe gắn máy nhất, nhiều hơn cả nước Nhật, nơi sản xuất ra xe gắn máy. Còn nhiều cái nhất nữa mà cô không dám nói, vì cô còn muốn trở về Mỹ sống với các con của cô...”
Trạng thái ý thức về mức độ tác động của cuộc chiến Việt- Nam, dù muốn dù không đã trở thành những di sản tinh thần cho những người vượt thoát ra hải ngoại. Với những người cầm bút càng cảm thấy nỗi bất lực của mình, về sự mong manh của nền văn hóa đại chúng ở hải ngoại chưa chọc thủng bức màn bưng bít sự thật, rọi chiếu ánh sáng tự do, dân chủ vào trong nước như mong muốn... Bởi lẽ dù cuộc chiến (bằng súng đạn) không còn nữa, nhưng vẫn được tiếp nối và kéo dài trên mặt trận ý thức hệ, trở thành cuộc chiến giữa thiện và ác, cuộc chiến giữa những kẻ đi làm nghĩa vụ quốc tế và những người Việt-Nam chân chính quyết tâm tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia, hạnh phúc đích thực của dân tộc. Với quyết tâm đó, chừng nào nỗi niềm thương nhớ quê hương không hề lạt phai, chừng đó hoa vẫn nở để mong chờ và báo hiệu mùa xuân vĩnh cửu của đất nước cuối cùng sẽ đến. *
* Nguyệt San Con Ong Texas
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
Truyện Ngắn Chưa In Thành Sách