
Lực-Lượng Tuần-Thám
(Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212)
Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) là hậu thân của Task Force 116 Hoa-Kỳ, dưới sự điều động hành quân của Commander of Naval Forces Việt-Nam.
Task Force 116 được thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1966 tại căn cứ Hải-Đoàn 22 Xung-Phong, Nhà Bè, dưới quyền chỉ huy của Hải-Quân Đại-Tá Burton B. William, Jr. Tổng số giang đỉnh đầu tiên là 60 PBR.
Tổ Chức
Bộ-Tham-Mưu LLTT gồm có Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Bộ-Tư-Lệnh hành quân đóng tại Châu-Phú, Châu-Đốc. Về sau, Bộ-Tư-Lệnh hành quân dời về Bình-Thủy, Cần-Thơ. Năm 1973, Bộ-Tư-Lệnh hành quân dời về Mỹ-Tho.
Lực-Lượng Tuần-Thám gồm 14 Giang-Đoàn, kể từ Giang-Đoàn 51 Tuần-Thám cho đến Giang-Đoàn 64 Tuần-Thám và được chia thành 4 Liên-Đoàn, gọi là Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm.
Mỗi Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm gồm 2 hoặc 3 Giang-Đoàn do một Thiếu-Tá hoặc Trung-Tá Hải-Quân chỉ huy.
Phối Trí
- Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.1 gồm các Giang-Đoàn 51 Tuần-Thám, 52 Tuần-Thám và 53 Tuần-Thám; chịu trách nhiệm Đặc Khu Rừng Sát, sông Lòng-Tào, sông Soài Rạp, sông Đồng Tranh; hậu cứ Nhà-Bè.
- Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.2 gồm các Giang-Đoàn 54 Tuần-Thám, 55 Tuần-Thám và 56 Tuần-Thám; đặc trách hành quân vùng Tân-Châu, Châu-Đốc, Cao-Lãnh, NeakLuong; hậu cứ Tân-Châu.
- Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.3, gồm các Giang-Đoàn 57 Tuần-Thám, 58 Tuần-Thám và 60 Tuần-Thám; chịu trách nhiệm các vùng Long-An, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Kiến-Tường, Tây-Ninh; hậu cứ Bến-Lức.
- Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.4 gồm các Giang-Đoàn 61 Tuần-Thám, 62 Tuần-Thám và 63 Tuần-Thám; chịu trách nhiệm vùng Rạch-Giá, Hà-Tiên, sông Cái Lớn; hậu cứ Rạch-Sỏi.
- Giang-Đoàn 64 Tuần-Thám được biệt phái cho Bộ-Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải; trách nhiệm tuần thám trên sông Hương; hậu cứ Huế.
- Giang-Đoàn 59 Tuần-Thám trừ bị.
Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám có 20 PBR, do một Đại-Úy hoặc Thiếu-Tá chỉ huy; và được chia thành 5 Liên-Đội.
Mỗi Liên-Đội có 4 PBR do một Trung-Úy chỉ huy.
Mỗi PBR có từ 4 đến 5 nhân viên do một hạ sĩ quan Hải-Quân làm thuyền trưởng.
PBR có chiều dài 31 feet, chiều ngang 10 feet rưỡi, vỏ bằng nhựa (fiberglass), nhẹ, vận tốc cao – khoảng 32 km/giờ – chạy bằng máy phản lực, không có chân vịt cho nên rất thích hợp trên những sông cạn.
Mỗi PBR được trang bị 2 radio, 1 radar, máy truyền tin cực mạnh, ống dòm hồng ngoại tuyến, súng cối 81 ly và 12 ly 7 đôi; trong nhiều trường hợp, PBR cũng được trang bị súng 50 ly đôi, 7 ly 62 và 20 ly.
Phạm vi hoạt động
Trách nhiệm trực tiếp vùng biên giới Tân-Châu, Hồng-Ngự, Châu-Đốc. Hà-Tiên, Cao-Lãnh, v. v…
Ngoài ra Lực-Lượng Tuần-Thám cũng được tăng phái cho những vùng hành quân và trực thuộc dưới sự chỉ huy của vùng đó.
Tư-Lệnh đầu tiên và cũng là Tư-Lệnh cuối cùng: Phó-Đề-Đốc Nghiêm Văn Phú.

Thay Lời Tựa
Chương I
Sơ Lược Lịch Sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa
Chương II
Các Vị Tư-Lệnh Hải-Quân
Chương III
Sự Tổ Chức Của Hải-Quân – Về Hành Quân
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang
Những Đại-Đơn-Vị Chiến-Đấu
Vùng Sông-Ngòi – Hành-Quân Lưu Động Sông
Vùng Duyên-Hải – Hành-Quân Lưu Động Biển
Chương IV
Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ
Chương V
Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân
Chương VI
Những Đột Biến Tại Các Vùng Sông Ngòi
Những Trận Chiến Trên Vàm-Cỏ-Tây
Những Trận Chiến Trên Vàm-Cỏ-Đông
Chương VII
Chương VIII
Hải-Vận-Hạm Lam-Giang, Một Huyền Thoại
Chương IX
Phỏng Vấn Những Nhân Vật Liên Hệ Đến Chuyến Ra Khơi
Cuối Cùng Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Nguyên Phó-Đô-Đốc Chung Tấn Cang
- Nguyên Đề-Đốc Trần Văn Chơn
- Nguyên Trung Tướng Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Vĩnh Lộc
- Nguyên Đại-Tá Lê Quang Mỹ
- Nguyên Phụ-Tá Tổng-Trưởng Quốc-Phòng Hoa-Kỳ
Richard Lee Armitage - Nguyên Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng
- Nguyên Trung Tướng Lâm Quang Thi
- Nguyên Phó-Đề-Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Chương X
Những Vị Anh Hùng Hải-Quân V.N.C.H.
Cố Hải-Quân Thiếu-Tá Đặng Hữu Thân
Cố Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn
Chương XI
(Cựu Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh)
Những Năm Tại Trường Hải-Quân Pháp
(Cựu Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng)
U.S. Navy Officer Candidate School
(Cựu Hải-Quân Đại-Úy Hoàng Quốc Tuấn)
U.S. Naval Postgraduate School
(Cựu Hải-Quân Trung-Úy Trần Trúc Việt)
Kỷ Niệm Với Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505
Phụ Lục