Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Voice of America) Phỏng vấn Điệp-Mỹ-Linh
Lê-Văn thực hiện
Ðộng lực nào đã thúc đẩy chị viết văn?
Tôi viết văn vì hai lý do chính: ..
· Những năm còn học trung học, tôi để ý, thấy mỗi khi Ba tôi nhận được tờ báo Ðuốc-Thiêng hay là tờ Sóng Thần mà có bài của Cụ trong ấy thì Cụ vui lắm. Cụ thường tìm một nơi yên tịnh, hoặc là Cụ nằm trên võng, say sưa đọc và mỉm cười một mình một cách thú vị. Những lúc đó, tôi thấy niềm vui của Ba tôi thật là thanh thoát, trọn vẹn. Và tôi muốn tìm được niềm vui như của Ba tôi.
· Sau khi lập gia đình, vì một lý do không chính đáng, tôi tự ái, bỏ đàn bỏ hát. Những khi tình cảm bị dồn nén, tôi không thể chơi đàn nên lại cầm viết, viết lén.
Chị thích dùng thể văn nào để sáng tác? Truyện ngắn, truyện dài hay tùy bút?
Tôi thích viết truyện dài, vì dễ viết. Viết truyện ngắn cần phải thận trọng nhiều hơn. Nhưng thực tế thì tôi có nhiều tập truyện hơn là truyện dài. Lý do trái ngược như vậy là vì những tờ báo tôi cộng tác thường xuyên không đăng truyện dài; mà tôi thì viết theo cảm hứng. Nếu bài của tôi chưa được đăng, tôi không có cảm hứng để viết bài khác. Về sau này tôi đi chơi xa nhiều nên tôi cảm thấy tùy bút cũng là một thể loại thích hợp với tâm hồn của tôi.
Chị thường viết về những đề tài như thế nào?
Tôi viết về mọi đề tài, nếu đề tài đó đem cảm hứng đến cho tôi. Tuy nhiên, tôi thích viết nhiều về thân phận phụ nữ Việt-Nam và vai trò của phụ nữ Việt-Nam trong giai đoạn lịch sử cận đại. Theo tôi, vai trò của người phụ nữ Việt-Nam thời cận đại đã thay đổi từ lâu và thay đổi nhiều rồi; nhưng qúy ông vẫn chưa chịu chấp nhận và qúy ông vẫn chưa chịu thay đổi. Tôi không kêu gọi nam nữ bình quyền. Tôi chỉ muốn mọi người cùng nhìn vào tình trạng xã hội và gia đình để nhận ra vai trò quan trọng của người phụ nữ, kể từ thời gian chiến tranh còn tiếp diễn, đến sau cuộc chiến và trong cơn lốc của xã hội Tây phương.
Tôi cũng viết nhiều về người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa cùng những cam khổ của họ trong cuộc chiến, sau cuộc chiến và những khổ nạn mà họ phải gánh chịu trong các trại tù.
Tôi cũng có nhiều mẫu chuyện viết về những người phục quốc.
Viết về phục quốc? Chị lấy tài liệu từ đâu?
Tôi nghĩ có thể anh còn nhớ, vào thập niên 80, khí thế đấu tranh bừng bừng trong tập thể người Việt di tản cũng như trong lòng những người vượt biển sang sau. Chất liệu tôi thu thập là chất liêäu sống từ những gia đình có người thân rời bỏ vùng trời tự do để trở về chiến đấu với ước vọng dành lại quê hương và từ những mẫu chuyện có thật do những người bạn vượt biển kể lại về những hành động có tính cách phi thường của những người bạn đã bị xử tử hoặc bị chết trong tù hoặc còn bị tù đày.
Những chuyện vui buồn trong đời sống của người Việt tị nạn tại Hoa-Kỳ có tạo được cho chị nhiều cảm hứng để viết văn không?
Tôi nghĩ, bất cứ một nhà văn hoặc một nghệ sĩ nào cũng bị hoàn cảnh xã hội chi phối. Tôi cũng vậy. Theo tôi, những sinh hoạt trong đời sống tị nạn là sự pha trộn - thời gian đầu có thể gọi là sự va chạm mạnh - rất phức tạp. Chính sự phức tạp này tạo nên tác phẩm Cuồng-Lưu.
Chị có thể giới thiệu với thính giả vài nét chính về những tác phẩm của chị không?
Thưa anh, vâng. Tôi sẽ giới thiệu rất vắn tắt:
· Một Ðoạn Ðường mang nặng niềm hoài cảm của tác giả và ẩn chứa nhiều trạng huống đau thương, bi hùng của người dân miền Nam Việt-Nam sau năm 1975.
· Bước Chân Non ghi lại rất trung thực tình cảm, nếp sống và những thảm trạng của người Việt di tản, trên mảnh đất tạm dung.
· Sau Cuộc Chiến vẽ lại rất rõ nét hình ảnh người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa trong cuộc chiến và sau cuộc chiến.
· Ðưa Tiễn viết về sự hội nhập khá vững vàng cũng như sự thành công vượt bực của giới trẻ Việt-Nam.
· Cuồng Lưu là tác phẩm dám đưa ra những dị biệt, những bất đồng, những va chạm nặng nề giữa thế hệ di tản đầu tiên, thế hệ di tản thứ hai và những người sang Mỹ đoàn tụ.
· Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975 là tài liệu lịch sử, ghi nhận đầy đủ và trung thực về những hoạt động của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa thuộc các vùng chến thuật - đặc biệt là các cuộc rút quân và di tản đồng bào dọc theo miền duyên hải Việt-Nam kể từ tháng Ba 1975 cho đến khi Hạm-Ðội Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến Guam.
· Tưởng Như Trở Về xoay quanh những đề tài rất sát thực tế như thân phận tù đày, thân phận H.O., tình cảm thương đau của anh em trước đây không cùng chiến tuyến và quan trọng nhất là sự suy nghĩ của người phụ nữ đã vượt cao hơn những ràng buộc nghịch lý của thời đại Bắc thuộc.
· Tìm Vết Chân Xưa được viết dưới dạng thức truyện ngắn, nhưng khi đọc xong, người đọc sẽ nhận ra đó là một chuyện dài, viết về tâm trạng của một phụ nữ di tản trở về thăm lại quê hương.
Có bao giờ chị viết theo thị hiếu của độc giả không?
Thưa anh, không. Tôi chỉ viết theo sự rung cảm của tôi và sự rung cảm của tôi thường thay đổi theo những biến chuyển trọng đại của xã hội.
Chị có “thai nghén” một tác phẩm nào nữa không?
Dạ, có. Tựa đề là Những Mảnh Rời. Trong tác phẩm này tôi muốn đổi cách viết, cho nhân vật chính xưng “tôi”, để phù hợp với một số bài phỏng vấn và những bài điểm sách do bạn hữu thực hiện cho tôi, chứ tôi không có ẩn ý tự đề cao mình.
Xin cảm ơn chị. Thời gian đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ dành cho chúng ta đến đây đã tạm đủ. Xin chào quý thính giả. Xin chào chị.
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
Truyện Ngắn Chưa In Thành Sách