Phóng bút về "Sau Cuộc Chiến"
Lê-Nhật-Thăng
Sau Cuộc Chiến, tác phẩm thứ ba của Điệp-Mỹ-Linh là một khẳng định và là một tiếp nối. Khẳng định một phong cách và tiếp nối một khuynh hướng sáng tác.
Phong cách của Điệp-Mỹ-Linh ở đâu? Đấy là một cây bút hiện thực vừa gần gụi, tha thiết lại vừa mạnh bạo bất ngờ. Trong Một Đoạn Đường và Bước Chân Non, tính chiến đấu và tính thời đại là chủ đạo của tư tưởng sáng tạo. Sau Cuộc Chiến cũng vẫn thắp cao ngọn lửa đấu tranh hào hùng, chỉ có chút khác biệt là câu chuyện giàn trải liên tục suốt một thời kỳ quan trọng nhất của lịch sử Việt-Nam.
Luôn luôn chúng ta bắt gặp những chiến sĩ Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã và đang làm vẻ vang ba tiêu ngữ: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Trong hai tập truyện trước, chị đã thân ái viết về Hải Quân, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Trong truyện dài ra mắt vào mùa xuân Canh Ngọ, niềm quý trọng của chị trao cho binh chủng Lực-Lượng Đặc-Biệt, Pháo Binh và Không-Quân.
Nhưng không chỉ có những người có quân số, có đơn vị mới ý thức được bổn phận thiêng liêng, cấp thiết của mình! Mà tất cả những người Việt-Nam chân chính đều nhận ra không có con đường nào khác hơn là nói to những khổ nhục, là đứng lên đối diện với kẻ thù hung bạo. Họ âm thầm hay công khai chiến đấu, chống lại một chế độ lạc hậu, ưa phá hoại những giá trị tinh thần và làm tang hoang các công trình văn hóa. Họ là những thanh niên cường tráng hay những thiếu nữ còn luân chuyển dòng máu anh thư trong huyết quản. Họ cũng có thể là những bà già trầu, những em bé già trước tuổi và những người bên kia lằn mức đã sớm giác ngộ. Họ chiến đấu do cương vị và theo khả năng, phương tiện họ có.
Tóm lại, khuynh hướng sáng tác của Điệp-Mỹ-Linh là khuynh hướng chủ động, tích cực và tràn trề tính cách quần chúng. Văn chương của chị, nhìn về một phương diện, là văn chương tải đạo; “đạo” ở đây là nhân đạo, là đạo nghĩa của đời sống.
Điệp-Mỹ-Linh là một trong số rất ít nhà văn tiên phong chịu dấn thân thực sự ở hải ngoại. Không thể tìm trong tác phẩm của chị những èo uột giả tạo. Ngòi bút của chị sắc bén, gân guốc và sáng quắt như ánh mắt của một liệt sĩ, như lưỡi lê xung phong. Bởi vậy, chúng ta có thể phong tặng Điệp-Mỹ-Linh là một “Người lính không quân số”, vì chị có đầy đủ tố chất và bản lĩnh của một chiến sĩ thực thụ.
Theo tôi, nếu so sánh hai tập truyện với truyện dài có “mướu đầu” này thì chị đã hơi xa rời lề lối dựng chuyện ngắn gọn, trong sáng. Sau Cuộc Chiến bao gồm nhiều tình tiết tròng tréo, phức tạp để tác phẩm có cốt truyện mang nhiều kịch tính, không những ở mỗi chương mà còn ở mỗi đoạn xuất hiện các tương quan mới.
Tôi thử đếm, trong Sau Cuộc Chiến có ít nhất sáu đoạn hồi tưởng mang hơi hướng kỹ thuật điện ảnh. Tuy thế, mỗi nhân vật trong truyện không thừa, không có mặt gọi là có mặt, mà là những hiện diện, hội tụ cần thiết. Họ là những dòng sông đời ngoắt ngoéo đến hội tụ nơi một cửa biển dậy sóng. Họ liên hệ khá chặt chẽ, đi vào truyện rất “lô-gích”, giúp cho việc giải quyết các mấu nhân sinh treo trên bức tường cuộc sống biến chuyển, sinh động.
Dù cuối truyện được kết thúc bằng cuộc tái ngộ của hai mẹ con với hàm ý mở rộng cánh cửa tương lai, nhưng cảm tưởng u uất vẫn lởn vởn trong lòng người đọc, vẫn để lại dư vị cay đắng khi gấp truyện.
Hà-Bằng được gặp lại mẹ ruột của mình mà đã hơn một lần khinh ghét trên miền đất tự do. Bằng hai tiếng “mẹ”, “con” của tác giả đã trở thành một biểu trưng, một tổng kết qua tình cảm mẫu tử đối với tiền đồ, với đất nước. Cái riêng hòa với cái chung của dân tộc, kín đáo và kỳ xảo biết bao nhiêu!
Câu văn chót chỉ có 14 từ mà phối hợp có nghệ thuật giữa thiên nhiên với tình nghĩa con người. Chất thơ, cảm giác tạo nên bởi vòng tay và trí tưởng tượng về thời gian mong chóng gợi cho độc giả nguồn vui, nỗi ấm và cả niềm hy vọng miên mang...
Điệp-Mỹ-Linh ghi ở trang đầu tiên một dòng trang trọng: Để Biết Ơn Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa. Đúng là tác phẩm đã nghiêng xuống từng giọt, từng tia nồng đượm từ trái tim lớn của chị. Ngược lại, chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa cũng tự hào đã có một “chiến hữu” hiểu mình và thông cảm với mình như Điệp-Mỹ-Linh.
Sau Cuộc Chiến có thêm điểm đặc sắc là kiến thức rất cặn kẻ về thành thị và vùng nông thôn xôi đậu đang tranh chấp quyết liệt. Ở đấy có những cuộc đời tối tăm, căng thẳng được thể hiện chân xác và những cảnh vật hoang tàn được vẽ lại rấr rõ nét bởi một họa sĩ ấn tượng.
Nhưng tâm hồn cuốn truyện này mà tôi gọi là xã hội được tiểu thuyết hóa chính là tình cảm lãng mạn bay bổng thường xuyên có mặt để điểm xuyết cho “bức tranh chiến trường” được vui tươi, cân bằng.
Tôi thích nhân vật Hải-Thu, vì tính dịu dàng và chung thủy. Cô tượng trưng cho phụ nữ Việt-Nam giầu chịu đựng và có đời sống nội tâm phong phú.
Đây là một đoạn văn hay và đẹp nhất trong Sau Cuộc Chiến:
“... Giọng Phong khàn khàn như thì thầm khiến Hải-Thu phải ngẫng lên. Tiếng thở dài đã thoát ra nhưng niềm xót xa cứ nghẹn lại để giọt lệ òa vỡ, lấp lánh ánh sao. Sao thì xa và trăng cũng thật xa. Người yêu đây rồi và tình yêu thật gần, nhưng Hải-Thu vẫn có cảm tưởng là rồi đây cả hai cũng sẽ bước trên hai đoạn đường song song mà thối!” Và một nhận xét quá đúng: “Xin đừng tròng vào cổ đàn bà những danh từ hoa mỹ rồi buộc họ sống như những thiên thần... đói! Họ chỉ là những người đàn bà bình thường trong một xã hội không bình thường!” Trong “Bạt”, Nguyễn-Mộng-Giác bảo tác giả chỉ muốn bạn đọc yêu những người chị yêu, ghét những người chị ghét. Tôi không đồng ý với nhận xét này. Điệp-Mỹ-Linh tập họp một cách khách quan và mô tả thời cuộc bằng sự ngay thẳng. Nhận định của chị chỉ là một gợi ý, một tìm tòi giản lược. Có thể mục đích cuối cùng của Điệp-Mỹ-Linh trong cuốn truyện là một kêu gọi thiết tha nhưng bản thân tác phẩm trong mỗi chi tiết, mỗi hành động, đều đòi hỏi người đọc phải tỏ thái độ riêng. Cái đó thì tùy! Bài phóng bút này xin được mang một ý nghĩa chào mừng một tác phẩm thành công. Thành thật mong tác phẩm sắp xuất bản của Điệp-Mỹ-Linh sẽ gặt hái những bông lúa rực vàng và tỏa ngát hương thơm.
* Nguyệt San Chiến-Sĩ Tự-Do
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
Truyện Ngắn Chưa In Thành Sách