Điệp Mỹ Linh  

Click here to edit subtitle

Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu

Phỏng Vấn Một Tài Danh Lưu Lạc Khánh Ngọc


Ðài phát thanh Tiếng Nói Việt-Nam tại Montréal đã dành cho Ðiệp-Mỹ-Linh một cuộc phỏng vấn trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật. Trước khi thu thanh, Ðiệp-Mỹ-Linh tiết lộ với nhạc sî Lê-Dinh.– người cùng ông Lê-Thái, điều hành Ðài Tiếng Nói Việt-Nam tại Montréal – về việc Điệp-Mỹ-Linh đã gặp ca sî kiêm tài tử điện ảnh Khánh-Ngọc. Nhạc sî Lê-Dinh yêu cầu Ðiệp-Mỹ-Linh liên lạc với Khánh-Ngọcc để thực hiện cuộc phỏng vấn chớp nhoáng.

Khánh-Ngọc là một tài danh đã làm say mê không biết bao nhiêu khán thính giả Việt-Nam vào thập niên 50 và giữa thập niên 60.


Xin chị vui lòng cho biết chị gia nhập ngành tân nhạc vào năm nào và ai là người đầu tiên huấn luyện chị để chị trở thành ca sî chuyên nghiệp?

Tôi thích ca hát từ nhỏ. Nhưng đến nåm 1950 theo gia ðình di cư vào Nam tôi mới có dịp được cùng với nhạc sĩ Dương-Thiệu-Tước và ca sĩ Minh-Trang dến thăm đài phát thanh Quốc-Gia Saigon. Nhận thấy tôi có giọng hát tốt, ca sî Minh-Trang giới thiệu tôi với ban nhạc của đài phát thanh Quốc-Gia, do nhạc sĩ Vû-Ðức-Tuyết điều khiển. Tôi trở thành ca sĩ từ đó. Về sau tôi cũng cộng tác với đài phát thanh Pháp-Á.


Chị còn nhớ tựa đề bản nhạc mà lần đầu tiên chị trình bày trước công chúng hay không? Và chị trình bày ca khúc đó trên sân khấu nào?

Tựa đề nhạc phẩm tôi trình bày lần đầu tiên trước công chúng là Tiếng Hát Lênh Ðênh; và tôi đã trình bày trên sân khấu Nam-Việt, khu Chợ-Cũ Saigon, nåm 1951. Những nhạc phẩm tôi đã thành công trong năm đầu tiên của nghiệp cầm ca là Chiến Sĩ Cüa Lòng Em, Thơ Ngây, Sơn Nữ Ca...


Xin chị cho biết những sinh hoạt văn nghệ của chị trong suốt thời gian chị còn ở Việt-nam?

Dạo đó, tại Việt-nam, ngoài các chương trình vån nghệ của hai đài phát thanh mà tôi cộng tác đến ba hoặc bốn lần một tuần, tôi còn trình diễn tại các rạp chiếu bóng trong những chương trình xi-nê có phụ diễn tân nhạc.

Nåm 1952, tôi gia nhập ban hợp ca Thăng-Long, đi trình diễn tại hầu hềt các thành phố lớn như Huế, Hà-Nội, Hải-Phòng, Nhatrang. Ði đến đâu ban hợp ca Thăng-Long cûng được khán giä mến mộ; riêng tôi, Hà-Nội và Huế, sự mến mộ đã lên đến cực điểm khi các bạn sinh viên và học sinh phá cả cửa để vào thăm chúng tôi.

Nåm 1955 hãng phim Lebran của Phi-Luật-Tân, với sự cộng tác của Sở Văn Hóa Saigon, tổ chức tuyển lựa nhân vật nữ chính cho phim Ánh Sáng Miền Nam. Tôi được chọn để đóng thử. Qua lần tuyển chọn chung kết, tôi đã được chính thức mời sang phim trường tại Manila để thực hiện phim Ánh Sáng Miền Nam. Ðây là lần đầu tiên tôi trở thành tài tử màn bạc, nhưng tôi lại được chọn là nữ tài tử ngoại quốc xuất sắc trong nåm 1955 tại Phi-Luật-Tân.

Nåm 1956 tôi đóng phim Ðất Lành cùng với nam tài tử Lê-Quỳnh, do hãng Ðông-Phương thực hiện.

Năm 1957 tôi đóng phim Ràng Buộc cùng với nam tài tử Anh-Tứ, do hãng An-pha thựcc hiện.


Xin chi kể lại những kỷ niệm vui buồn và những chi tiết trong thời gian chị cộng tác với ban hợp ca Thång-Long. Tỷ dụ như ai soạn hòa âm, ai phân đoạn và cách thức tập dượt. Có bao giờ ban hợp ca Thång-Long – hoặc những khi chị đơn ca – bị trục trặc kỹ thuật, ban tổ chức và ca nhạc sĩ biết mà khán thính giả không biết không?

Kỷ niệm vui buồn của nghệ sĩ thì nhiều lắm; nhưng sau gần bốn mươi nåm, tôi chỉ nhớ lần ra Huế trình diễn, đúng vào mùa mưa nên cả đoàn bị “treo giò” đến bốn nåm hôm. Có khi, ngay lúc đang trình diễn, vì hóa trang không cẩn thận, râu của nam nghệ sĩ bị rớt một bên, chúng tôi tức cười quá mà không dám cười. Nhiều khi hệ thống âm thanh hư, chúng tôi vẫn phải ca hát, v. v... Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn là tình cảm ấm áp, đậm đà của khán thính giả dành cho nghệ sĩ.

Chương trình tập dượt của ban hợp ca Thång-Long thay đổi tùy theo lịch trình trình diễn. Những khi gấp, chúng tôi tập mỗi ngày hai buỗi như công việc làm hằng ngày của công hoặc tư chức; khi nhàn thì tập ba bốn tiếng đồng hồ một ngày. Người soạn hòa âm cho ban Thång-Long là nhạc sĩ kiêm ca sĩ Hoài-Bắc Phạm-Đình-Chương. Nhạc sĩ Phạm-Duy cûng đóng góp rất tích cực trong phần trình diễn cùng với ban Thång-Long.


Trong tất cả nhạc sĩ Việt-nam, chị nghĩ giọng Soprano của chị thích hợp với những ca khúc của nhạc sĩ nào nhất và chị thích hát nhạc phẩm của nhạc sĩ nào nhất?

Những nhạc phẩm thích hợp với giọng Messo Soprano của tôi là: Tiếng Thời Gian, Vọng Ngày Xanh, Giấc Mơ Hồi Hương, v. v... Tôi chỉ thích những nhạc phẩm buồn, tình cảm, không phân biệt tác giả. Nhất là suốt thời gian xa quê hương, những bản nhạc tình cảm làm tôi cảm thấy thấm thía hơn bao giờ hêt.


Theo sự hiểu biết của tôi, từ sau khi chị rời Việt-Nam sang Mỹ, chị đã học được một kỹ thuật mới, đó trình diễn mà không cần micro. Xin chị vui lòng cho biết qua về kỹ thuật đó và danh tánh người đã huấn luyện chị?

Năm 1961 tôi được chấp thuận sang Hoa-Kỳ du học về kịch nghệ, diễn xuất, tại trường Pasadena Theater College, thuộc thành phố Pasadena, Calofornia. Tôi đã học được rất nhiều về ngành diễn xuất trên sân khấu và điện ảnh. Trong thời gian này tôi may mắn gặp được ông bà Percy E. Tuttle, là hai vị chuyên dạy về nhạc classic opera. Tôi đã theo học với hai vị đó suốt ba năm.

Kỹ thuật hát opera này là tập thở và lấy hơi từ bụng nên giọng hát khỏe và phong phú hơn là hát bằng hơi bình thường của mình.


Xin chị cho biết, từ ngày chị xa quê hương cho đến nay, chị có hoạt động gì trong lãnh vực ca nhạc nữa hay không? Nếu có, xin chị cho biết càng nhiều chi tiết càng quý.

Sau khi học xong, tôi đóng kịch và trình diễn ca nhạc tại Pasadena Theater College và tôi cũng đi trình diễn nhiều nơi cùng với hội Rotary Club. Phim độc nhất tôi đóng là Operation Bikini với Tab Hunter và Frankie Avalon. Ngoài những đóng góp cho nghệt thuật, tôi cûng phải đi làm toàn thời gian như mọi người. Ðần năm 1964 tôi xin được việc dạy tiếng Việt tại trường quân đội Lực-Lượng Ðặc-Biệt tại Fort Bragg North Carolina. Nåm 1970 tôi dời về California.

Hiện nay tôi là một thành viên trong Melodia Sinica Chorus thuộc vùng San Fernandi Valley, California. Ca đoàn này được thành lập khoảng mười năm, nhưng tôi mới gia nhập được hai nåm thô;, gồm những thành viên đã tốt nghiệp đại học về ngành âm nhạc hoặc là những ngưởi có căn bản vững về âm nhạc và đang cộng tác với những tổ chức văn nghệ khác. Ca đoàn gồm đa số người Ðài-Loan, vài người Mỹ và chỉ có tôi là người Việt. Tuy không phải là một ca đoàn chuyên nghiệp, chúng tôi cûng vẫn phải luyện tập rất công phu và quy củ. Ca đoàn được mời trình diễn tại nhiều nơi khác nhau. Ca đoàn thường trình bày những nhạc phẩm dân ca, bằng nhiều sinh ngữ như Anh, Pháp, Trung-hoa, La-Tinh, v. v... Năm 1998, ca đoàn được mời trình diễn tại Bắc-Kinh cùng với nhiều ca đoàn của các nước khác. Lần trình diễn sau cùng, tại chân Vạn-Lý Trường-Thành, ca đoàn đã nhận được bốn giải thưởng cao quý.


Nåm 1998, tình cờ tôi được gặp chị nhân ngày họp mặt khóa 8 sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang, tại California. Bây giờ, cũng nhân ngày họp mặt khóa 8 sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang, tại Toronto, tôi được gặp lại chị. Và, mặc dù micro không đúng tiêu chuẩn, chị vẫn say sưa hát cho chúng tôi nghe. Xin chị cho biết sự liên hệ hoặc lý do nào chị dành cho khóa 8 Hải-Quân Nha-Trang cảm tình đặc biệt như vậy?

Ngày xưa tôi đã có dịp trình diễn tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang vài lần. Gia đình Hải-Quân đã dành cho tôi mối tình cảm rất đặc biệt. Từ mối tình cảm đó cùng với sự thân quen với anh chị Hùng, tôi được hân hạnh tham dự hai lần họp mặt của gia đình khóa 8. Còn gì vui thích cho bẳng được hát cho những người vừa là khán giả vừa là bạn, để cùng nhau hồi tưởng những ngày tươi trẻ đã qua.


Xin chị vui lòng cho biết chị có muốn thực hiện CD hoặc Video không? Cûng xin chị cho biết những dự định trong tương lai?

Tôi không quan tâm đến vấn đề thực hiện CD hoặc Video cho riêng cá nhân tôi. Nhưng tôi có những CD và Video được thực hiện chung với ca đoàn Melodia Sinica Chorus. Nhưng CD và Video này chỉ bán trong những buổi trình diễn hoặc là bán cho bạn bè thôi.

Bây giờ, danh vọng, tên tuổi, sân khấu chỉ còn là những bóng nhạt nhòa. Tôi chỉ thích gặp gỡ bạn bè và mỗi tuần cùng tập hát với ca đoàn Melodia Sinica Chorus. Tiếng hát của ca đoàn làm tôi cảm thấy ấm cúng, thoải mái hơn xưa. Tôi không còn phải lo lắng trách nhiệm cho một mình tôi nữa.


Ðã mấy mươi nåm chị xa cách khán thính giả; nhân dịp này chị có muốn nhắn gửi điều gì đến những vị đã từng say mê tiếng hát cũng như tài nghệ của chị không?

Tôi xin đa tạ những khán thính giả còn nhớ đến tôi. Và tôi cûng xin cảm ơn chị, vì chị đã cho tôi cơ hội được nói lên lời đa tạ mà gần bốn mươi nåm qua tôi không thể bộc lộ đối với những vị khán thính giả đã quý mến tôi.

Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
   Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...

Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh

 

Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh


Tặng Phẩm Của Bạn Hữu

 

Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu

 

Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu

 

Truyện Ngắn Chưa In Thành Sách