Như Tuyền - Thưa quý thính giả, hôm nay, chương trình văn học nghệ thuật, một lần nữa, hân hạnh được tiếp chuyện với nhà văn Điệp Mỹ Linh.
Xin chào cô Điệp Mỹ Linh. Thưa cô, cô có khỏe không? Houston thời tiết như thế nào?
Thưa cô, rất vui vì Phượng Vi được gặp cô tuần rồi. Được biết phần đông các chú, các bác trong các hội đoàn cựu quân nhân rất impressed về sự hiện diện của cô. Một phụ nữ đặc biệt đã viết về quân chủng Hải Quân, vì phần đông những đề tài này khó viết, và thuộc về lãnh vực của các ông. Thế nên một người phụ nữ viết về đề tài này rất hiếm, rất quý. Xin cô cho biết cảm tưởng khi cô về dự buổi ra mắt cuốn hồi ký của cô Thu Nga.
ĐML: Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý thính giả, chào cô Phượng Vi và cô Như Tuyền! Cảm ơn cô đã có lời thăm hỏi. Nhờ ơn Trời Phật, tôi vẫn khỏe. Thời tiết thì bắt đầu nóng rồi. Tôi cũng xin cảm ơn lời khen tặng của cô. Tôi rất vui được hai cô Bạn trẻ phỏng vấn một lần nữa; tiếc rằng hôm ra mắt sách của chị Thu Nga, đông người quá, tôi không được gặp cô Phượng Vi và cô Như Tuyền.
Thưa cô, cảm tưởng đầu tiên của tôi về buổi ra mắt sách của nhà văn Thu Nga là chị Thu Nga được rất nhiều người mến mộ. Bằng cớ là dịch Covid-19 vẫn còn mà người tham dự ra mắt sách vẫn đông. Có những người từ xa – như ban chấp hành Văn Bút Nam Hoa Kỳ, anh chị Dương Phục/Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài phát thanh Saigon Houston, bác sĩ và bà Trần Văn Thuần từ Houston – đến tham dự. Ngoài ra tôi cũng được gặp vài cựu sĩ quan trẻ thuộc Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và vài nhà báo ngụ tại Dallas.
Tóm lại buổi ra mắt sách của chị Thu Nga là một sinh hoạt văn học nghệ thuật thành công tại Dallas.
Như Tuyền - Bài giới thiệu hồi ký của cô Thu Nga, cô Điệp Mỹ Linh viết quá hay, và bài này cũng đã được đăng trên Website/blog Dân Làm Báo. Chúng tôi xin trích 1 đoạn: "… Kính thưa quý vị, trong những đoạn đường tác giả Thu Nga đã trải qua và ghi lại trong Hồi Ký này, tôi tưởng như tôi thấy được bóng dáng của tôi. Đó là những câu tiếng Huế, những đoạn đi bắt ghen và phân đoạn chị Thu Nga viết về sự ganh tị của người đời.
Chị Thu Nga không viết rõ chị bị ganh tị như thế nào; riêng tôi, tôi đã bị, hai bà vợ của hai ông chủ báo, điện thoại và emailed trực tiếp, yêu cầu Điệp Mỹ Linh đừng gửi bài đến cho 2 tờ báo do chồng của 2 bà ấy làm chủ nhiệm nữa! Và, một ông, nhờ Điệp Mỹ Linh giới thiệu sách của ông ấy vào hôm ra mắt sách. Nhưng, vào hôm ra mắt sách, vợ của ông ấy – trong vai trò là MC (emcee) của chương trình ra mắt sách – đã không giới thiệu Điệp Mỹ Linh khi giới thiệu quan khách.
Điều đó cho thấy, đến thế kỷ thứ 21 rồi mà vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội Việt Nam cũng vẫn còn bị hạn chế và bị kỳ thị." (Hết trích).
Thưa cô Điệp Mỹ Linh, người ta nhận xét, khi một người đàn ông thành công, hình như ít bị ghen tị hơn là khi một người đàn bà thành công, cô cho nhận xét về việc này?
Phượng Vi: Một đoạn khác cô đã viết nhận xét vê hồi ký 45 Năm Nhìn Lại của cô Thu Nga như thế này:
"… Sau khi viết về những mối tình hờ, tác giả cũng đã ghi lại những mối tình Lính và nỗi niềm của người con gái miền Nam. Tôi không thể biết/không thể nhớ được bao nhiêu thiếu nữ – cùng thời đại với tác giả và tôi – đành chịu tội bất hiếu với Cha Mẹ để được thành hôn với người yêu là người Lính Việt Nam Cộng Hòa!
Tại sao người Lính VNCH lại có được sức quyến rũ mãnh liệt đến như thế?
Kính thưa quý vị, bây giờ chúng ta cũng vẫn còn tài liệu, âm nhạc và hình ảnh cũ để chứng minh sự khác biệt giữa Người Lính VNCH và anh bộ đội csVN. Chính sự khác biệt này là động lực khiến cho nhiều thiếu nữ miền Nam từ chối những mối tình vương giả để được làm vợ người Lính VNCH.
Tôi sẽ không so sánh về trình độ học vấn/đạo đức/tác phong/vóc dáng/quân phục giữa người Lính VNCH và anh bộ đội csVN. Tôi chỉ muốn nêu lên khối “hành trang tinh thần” mà người Lính VNCH và anh bộ đội csVN được hấp thụ và được trang bị.
Khối ‘hành trang tinh thần’ trong lòng người Lính VNCH xuất phát từ những bài Đức Dục và Công Dân Giáo Dục tại các trường học miền Nam Việt Nam.
Nhờ được giáo dục trong một xã hội đầy đạo đức và nhân bản, người Lính VNCH, khi còn đi học thì được hun đúc bằng ca khúc Học Sinh Hành Khúc của Hùng Lân, chỉ biết: ‘Liều thân vì nước vì dân mà thôi…’ Lớn lên, đi lính để bảo vệ miền Nam, người lính VNCH cũng chỉ biết thực hiện theo câu: ‘Thù nước lấy máu đào đem báo’ trong bài Quốc ca của VNCH. Rõ ràng là người Lính VNCH chỉ biết liều thân và lấy máu của chính họ để bảo vệ đất nước/bảo vệ đồng bào chứ người Lính VNCH không mang trong lòng niềm căm thù sắt máu như anh bộ đội csVN!
Từ đó, tôi nhận ra rằng: Người Lính VNCH đã thể hiện rõ nét câu nói “để đời” của một nhà văn người Anh – Gilbert Keith Chesterton. Câu ấy như thế này: “The true soldier fights not because he hates what is in front of him, but because he loves what is behind him”. Hết trích.
Thật là cảm động vì cô và cô Thu Nga đã cùng có một niềm hãnh diện và tin yêu người lính VNCH. Có phải đó cũng là động lực để cô viết cuốn Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi hay không? Và khi cô viết về một quân chủng oai hùng của Quân Lực VNCH, cô đã trải qua những khó khăn như thế nào?
ĐML: Kính thưa quý thính giả, thưa cô Phượng Vi, tôi dành cho người Lính VNCH rất nhiều thiện cảm, vì tôi được dạy rằng “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Chị em tôi được yên lành cấp sách đến trường là nhờ sự hy sinh cao cả của người Lính VNCH trên những chiến trường đẫm máu do cộng sản Việt Nam (csVN) gây ra. Tôi viết cuốn tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 vì lời đề nghị rất thiết tha của cựu trung tướng Vĩnh Lộc –Tham Mưu Trưởng cuối cùng của Quân Lực VNCH – và cũng vì tôi nhận thức được rằng chính Hải Quân VNCH đã thể hiện được truyền thống cao đẹp của Hải Quân trong các cuộc di tản bằng đường thủy từ Vùng I/Vùng II/Vùng III Duyên Hải rồi từ Côn Sơn đến Subic Bay.
Bất cứ ai lưu tâm đến các cuộc rút quân bằng đường thủy do Hải Quân VNCH thực hiện từ đầu tháng 3-1975 cho đến khi Hạm Đội Hải Quân VNCH đến Subic Bay đều cũng phải công nhận rằng: Không hề có bất cứ hành động côn đồ hay là vô liêm sĩ nào xảy ra cho bất cứ cá nhân hoặc tập thể nào trên chiến hạm. Nhờ đâu? Thưa, đó là nhờ tinh thần cảnh giác cao độ và truyền thống cao đẹp của Hải Quân VNCH, cho nên, hệ thống chỉ huy của Hải Quân VNCH trên tất cả chiến hạm vẫn được duy trì tối đa.
Hải Quân VNCH đã chấm dứt nhiệm vụ chiến đấu của họ bằng cuộc di tản rất bi hùng trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Khi viết về cuộc di tản lịch sử của Hải Quân tôi gặp rất nhiều khó khăn và cản trở. Nhưng, sự việc đó đã qua rồi và bây giờ những người từng gây khó khăn và cản trở cho tôi cũng không còn nữa. Do đó, tôi không muốn đề cập đến bất cứ nhân vật nào khi mà nhân vất đó không thể tự biện hộ cho họ được.
Như Tuyền - Thật chúng cháu rất lấy làm cảm phục trước tấm lòng yêu quê hương, yêu binh chủng của phu quân như thế nào. Xin được mạn phép cô, đọc một đoạn trong cuốn Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi: “… Tối 29 tháng 4, Tư-Lệnh-Phó Lực-Lượng Trung-Ương – Hải-Quân Đại-Tá Vũ Xuân An – từ Đồng-Tâm, liên lạc với Hải Quân Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn, Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chận, và ra lệnh Thiếu-Tá Tuấn, bằng mọi cách, phải đưa đơn vị rời Tuyên-Nhơn.
Là một sĩ quan nặng tinh thần kỹ luật, Thiếu-Tá Tuấn triệu tập ngay cuộc họp khẩn cấp. Tất cả sĩ quan chỉ mới tề tựu được mấy phút thì Việt-cộng tiến vào và dừng lại cách vòng đai căn cứ Hải-Quân một khoảng ngắn. Hai bên không nổ súng. Thiếu-Tá Tuấn liên lạc, hỏi Đại-Tá An: ‘Có đi được không, Commandant?’ Đến lúc đó Đại-Tá An mới cho Thiếu-Tá Tuấn biết là đã rã ngũ! Thiếu-Tá Tuấn lại liên lạc với Chỉ-Huy-Phó Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 214.1 – Hải-Quân Thiếu-Tá Phạm Văn Tạo – để được xác nhận.
Hiểu rõ tình hình, Thiếu-Tá Lê-Anh-Tuấn nhân danh Tư-Lệnh Hải-Quân, tuyên bố giải nhiệm những đơn vị Hải-Quân trong vùng trách nhiệm; rồi Ông mở đường máu, đưa đoàn chiến đỉnh về Bến-Lức.
Khi đoàn chiến đỉnh vừa rời nơi đồn trú khoảng một cây số thì bị Việt-Cộng tấn công. Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chận và Giang-Đoàn 64 Tuần-Thám vừa phản công vừa xuôi theo sông Vàm-Cỏ.
Tối 30 tháng 4, khoảng nửa đêm, đoàn giang đỉnh về gần đến kinh Thủ-Thừa, Việt-Cộng bắn chỉ thiên, gọi đoàn giang đỉnh lại. Để tránh đổ máu, Thiếu-Tá Tuấn ra lệnh đoàn tàu cứ tiến, không được bắn trả, trừ trường hợp Việt-Cộng cố tình tiêu diệt mình thì mình mới tự vệ.
Thấy đoàn chiến đỉnh vẫn tiếp tục di chuyển, chiến xa Việt-Cộng hạ nòng súng bắn trực xạ. Nhiều nhân viên Giang-Đoàn chết và bị thương. Tức tốc, đoàn chiến đỉnh bắn trả.
Khi bắt được tần số truyền tin nội bộ của Hải-Quân, Việt-cộng kêu gọi Thiếu-Tá Tuấn cho chiến đỉnh ủi bãi, lên bờ trình diện. Quá phẫn uất, Thiếu-Tá Tuấn đưa nòng súng ru-lô lên…
Khuya 30 tháng 4, rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, trên sông Vàm-Cỏ-Tây, Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chận – Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn – “đi” vào lịch sử!" Hết trích.
Thưa cô, đoạn này ghi lại cảnh "dầu sôi, lửa bỏng” của những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Nay đã 46 năm, nhìn lại lịch sử, xin cô cho biết cảm tưởng Quốc Hận năm nay?
ĐML - Kính thưa quý thính giả và thưa cô Như Tuyền, đối với tôi, Ngày Quốc Hận luôn luôn là Ngày Quốc hận; dù cho 106 năm sau cũng vẫn là Ngày Quốc Hận – nếu đảng và người csVN vẫn không thay đổi .
Những thay đổi quan trọng là: Đảng csVN nên đưa vấn đề Đức Dục và Công Dân Giáo Dục vào học đường để giảm thiểu hận thù/giảm thiểu tội ác/giảm thiểu những hành động vô giáo dục, làm mất thể diện người Việt Nam – nói chung, cả trong và ngoài nước Việt – như hành động xúc phạm Quốc kỳ VNCH do cậu học trò Dương Đức Thịnh và đồng nhóm tại Úc Đại Lợi đã thực hiện trong thời gian gần đây; csVN phải trả lại đất cho dân; csVN cư xử lễ độ và công bằng đối với Thương Binh VNCH; csVN đừng “băm xé” cơ thể của Mẹ Việt Nam để bán cho Tàu cộng hoặc xây sân Golf, xây dinh thự/xây nghĩa trang “hoành tráng” cho đảng viên; csVN hãy đuổi người Tàu trở về Tàu, v.v… Nếu csVN thực hiện được các điều như tôi đã nêu trên thì lúc đó có thể sẽ có một danh xưng khác thay cho ba chữ Ngày Quốc Hận.
Phượng Vi - Quả là một trái tim nồng nàn của một phụ nữ Việt Nam! Và xin đọc một đoạn nữa trong cuốn Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi: “… Trong khi tại Saigon, Tổng Thống Minh bị thuyết phục phải đầu hàng thì, ngoài khơi, HQ 403 không thể đi xa vì thiếu nhớt, được Đại-Úy Xuân và Trung-Úy Tý đem về.
HQ 601 được chính Hạm-Trưởng Trần Văn Chánh đem về. Cùng về với HQ 601 còn có Hạm-Trưởng HQ 801.
HQ 502 chạy chậm vì chỉ còn một máy, vừa chạy vừa sửa. Nhiều người tình nguyện đứng xếp hàng từ đài-chỉ-huy xuống hầm lái để chuyền khẩu lệnh.
Trong khi HQ 502 ì ạch tiến, bỗng một L19 bay đến và lượn vòng quanh chiến hạm. Đến vòng thứ ba, L19 sà thấp hơn, cách mũi tàu khoảng 50 thước thi một anh Không Quân nhảy ra. Lập tức nhiều phao nổi được vất xuống. Biển tương đối êm, nhưng những lượn sóng do HQ 502 tạo nên đã đùa anh Không Quân về phía sau chiến hạm.
Biết không thể nào anh Không Quân có thể bơi theo chiến hạm được, Người Nhái Nguyễn Văn Kiệt chụp con dao cá nhân, mang vội đôi chân nhái, vòng vào người một áo phao và mang theo một phao nữa cho nạn nhân, rồi anh Kiệt nhảy xuống biển.
Sau khi vớt được anh Không Quân, anh Kiệt cố bơi theo HQ 502. Nhưng vì nước bị bánh lái tàu đẩy mạnh ra sau khiến anh Kiệt bơi theo rất khó khăn.
Trong khi anh Kiệt gặp khó khăn trên triền sóng thì trên không trung, chiếc L19 đảo lại một vòng nữa và anh phi công nhảy ra. Thân người của anh phi công vừa chạm mặt nước liền bị hất nhẹ lên rồi chìm lỉm!...” Hết trích.
Quả là một giai đoạn tuy hãi hùng, nhưng rất bi hùng tráng của ngưòi lính Việt Nam Cộng Hòa. Chúng con, hậu duệ, xin nghiêng mình bái phục. Và cũng nhờ có những người viết lại lịch sử, như cô, về Hải Quân Việt Nam, thì thế hệ như chúng cháu mới biết được.
ĐML - Như tôi đã phát biểu tại Dallas, vào hôm ra mắt Hồi Ký 45 Năm Nhìn Lại của tác giả Thu Nga: Nhờ hấp thụ nền giáo dục đầy nhân bảng từ những bài Đức Dục và Công Dân Giáo Dục tại học đường, Người Lính VNCH chỉ giết để khỏi bị giết chứ người Lính VNCH lúc nào cũng mang nặng trái tim đầy ắp tình người.
Hành động dũng cảm của Biệt Hải Nguyễn Văn Kiệt – người đã 72 lần đổ bộ ra Bắc Việt; giải thoát phi công Hoa Kỳ dọc sông Cam Lộ; từ HQ 502 nhảy xuống biển cứu anh Không Quân Việt Nam – đã thể hiện cao độ ý nghĩa của lời ca bài Học Sinh Hành Khúc của Hùng Lân mà bất cứ một học sinh miền Nam nào cũng thuộc nằm lòng. Lời ca của bài hát ấy có câu: “Liều thân vì Nước vì dân mà thôi.”
Sự việc Biệt Hải Nguyễn Văn Kiệt giải cứu phi công Hoa Kỳ được William C. Anderson viết thành sách và được đạo diễn Peter Markle thực hiện thành phim, với tựa đề là BAT 21.
Như Tuyền - Cảm ơn cô, và thưa quý vị, N.T. xin trích một đoạn trong bài cô ĐML giới thiệu hồi ký "45 Năm Nhìn Lại" của nhà văn Thu Nga, để thấy cô Điệp Mỹ Linh đã thấy gì sau 46 năm về sự khác biệt giữa người quốc gia và người Cộng Sản, sau 46 năm: “… Còn ‘hành trang tinh thần’ của người csVN thì được trang bị thế nào?
Vì chủ nghĩa của csVN là vô gia đình/vô Tổ Quốc/vô tôn giáo, cho nên, ngay từ tấm bé, trẻ em trong guồng máy đầy ác tính của csVN đã được thầy cô giáo ‘nhồi’ vào tâm thức thơ dại bản tính phản bội, bằng phương thức: Mỗi em học trò phải để ý xem Ông Bà/Cha Mẹ ăn gì/ nói gì rồi mách lại thầy cô để được thầy cô tặng bằng khen ‘Cháu ngoan bác Hồ’.
Cho đến nay – sau 46 năm không còn chiến tranh – csVN cũng vẫn chưa hề đưa môn Đức Dục và Công Dân Giáo Dục vào học đường!
Hệ quả của sự thiếu Giáo Dục và Đức Dục trong học đường là, sau 30-04-1975, người csVN ‘giải phóng’ từng con gà/con vịt/con heo/con búp bê/cái ‘đài’/TV và ‘giải phóng’ luôn cả tài sản của người miền Nam rồi đem về Bắc. Người Việt xuất cảnh lao động/du học ở đâu thì ở đó có bảng viết bằng tiếng Việt, cảnh báo về vấn đề người Việt ăn cắp. Và, trong mấy ngày gần đây, ‘sản phẩm’ rất ‘hoành tráng’ của csVN – Dương Đức Thịnh và nhóm du học sinh Việt Nam cùng học tại trường trung học Marrickville ở tiểu bang New South Wales của Úc Đại Lợi – đã thể hiện được tất cả sự thiếu giáo dục/vô văn hóa/vô đạo đức khi có hành động vô ý thức và lời nói xúc phạm nặng nề đến Quốc Kỳ VNCH tại Úc Đại Lợi vào dịp 30 tháng Tư năm 2021!
Sau khi nhận thức được sự khác biệt giữa hai nền giáo dục của chính thể VNCH và nhà cầm quyền csVN, có lẽ không còn ai thắc mắc là tại sao ‘trái tim thiếu nữ’ của chúng tôi đã bị người Lính VNCH chinh phục!..." Hết trích.
Như Tuyền: Thưa cô quả đúng như thế, đó là sự khác biệt giữa ranh giới Quốc Cộng. Xin cô đúc kết vài lời trước khi chúng ta chấm dứt chương trình tâm tình hôm nay.
ĐML: Kính thưa quý thính giả, ĐML xin trân trọng cảm ơn quý thính giả đã lắng nghe. ĐML cũng trân trọng cảm ơn ban Giám Đốc đài phát thanh Saigon-Dallas, cô Phượng Vi và cô Như Tuyền đã tạo cơ hội cho Điệp Mỹ Linh được trở lại với thính giả để giàn trải tâm tư. Kính chào quý vị.
Như Tuyền: Cảm ơn. Kính chào.
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
- Hoàng Vũ Bão -- Tập Thơ Nửa Đời Thương Đau
- Tuý Hà
- Mũ Nâu -- ĐML 55 Năm Cầm Bút
- Huy Tâm -- Chỉ Còn Là Kỷ Niệm
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
- Chuyến Bay Định Mệnh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
- Quân Nhân Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà
Bài Mới Chưa In Thành Sách
- Nó Đã Nhầm
- Cháu Đích Tôn Của “Ngụy”
- Cố Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh
- Đề Đốc Trần Văn Chơn
- Cô Bé Trong Nhà Thờ
- Hỡi Người Trẻ Việt Nam
- Mặt Chuột
- Góp Ý Với Lê Mã Lương
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Người Hùng Của Tôi -- John McCain
- Bạn Lính
- Người Trẻ Việt Nam Hôm Nay
- Quốc Ca Mới Của Đảng
- Ngậm Miệng Ăn Tiền
- McCain Ra Đi
- Tại Sao?
- Lời Tử Sĩ
- Trường Sa -- Hải Đảo Tội Tình
- Trường Sa Thuộc Về Ai?
- Kỷ Niệm Với Chữ Nghĩa
- Niềm Kỳ Vọng Của Ba Tôi
- Nỗi Niềm Của Người Vợ Lính
- Cộng Sản Việt Nam Rơi Mặt Nạ
- Từ HCM Đến "Bức Tử" Trường Sa