Đan-Thi Thực Hiện
Ðan-Thi xin kính chào chị Ðiệp-Mỹ-Linh. Trước nhất, xin chị cho biết chị có mục đích gì trong chuyến viếng thăm Toronto và Montreal này hay là chỉ để thăm viếng bạn bè, thân hữu mà thôi?
Điệp-Mỹ-Linh xin trân trọng kính chào quý vị thính giả và xin kính chào cô xướng ngôn viên duyên dáng. Thưa cô, tôi đến Toronto lần này nhân cuộc họp mặt thường niên của khóa 8 Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa và tôi cũng có một số bạn bè thân hữu ở đây để thăm viếng.
Xin cảm ơn chị. Xin chị cho biết lý do và cơ duyên nào khiến chị bước chân vào con đường viết văn và chị bắt đầu viết từ lúc nào?
Dạo còn học trung học, tôi có khả năng và tôi ước mong được trở thành một nghệ sĩ trình diễn; nhưng Ông Bà Cụ của tôi không đồng ý. Sau khi vào đại học và lập gia đình, ông nhà tôi lại không muốn tôi đàn ca gì nữa cả. Tình cảm trong tôi bị dồn nén và tôi cảm thấy rằng không được bộc lộ bằng âm thanh thì bộc lộ bằng ngòi viết. Viết để san sẽ những suy nghĩ, những ẩn ức của mình.
Khởi đầu, tôi viết để giải trí thôi, không có ý trở thành nhà văn, cho nên tôi chỉ viết những bài ngăn ngắn hay những bài tường thuật để đăng báo với nhiều bút hiệu khác nhau như Thủy-Ðiện, Nguyễn Thị Kiều-Lam và tên thật của tôi, Thanh-Ðiệp. Tôi nhớ dường như từ năm 1961, lúc đó Ba tôi – Cụ Điệp-Linh – đang cộng tác với báo Đuốc Thiên và báo Sóng Thần và Ba tôi khuyến khích tôi cầm bút.
Cho đến nay, chị đã viết được bao nhiêu truyện và xuất bản được bao nhiêu tác phẩm, thưc chị?
Thưa cô, tôi đã xuất bản được 7 tác phẩm. Ðó là Một Ðoạn Ðường, Bước Chân Non, Sau Cuộc Chiến, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975, Cuồng Lưu, Ðưa Tiễn và Tưởng Như Trở Về.
Chị viết cả truyện dài và truyện ngắn. Xin chị cho biết chị thích viết loại nào hơn và những đề tài nào chị thích thể hiện trong tác phẩm của chị?
Tôi thích viết truyện dài, nhưng vì hoàn cảnh, tôi chỉ có hai truyện dài. Theo tôi, viết truyện dài mình chỉ cần có đề tài rồi xoay quanh dàn bài đó; còn truyện ngắn mình có thể viết về nhiều đề tài và thể loại khác nhau. Ngày trước tôi thường viết về Lính và những truân chuyên của họ. Sau này tôi không chọn đề tài mà tôi chỉ viết theo cảm tính, nhưng cũng xoay quanh về quê hương, xã hội và phụ nữ.
Chị là một nhà văn nữ, nhưng chị lại viết nhiều về Lính, như trong Sau Cuộc Chiến và Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975. Xin chị cho biết cảm hứng nào hay bằng kinh nghiệm nào chị đã viết những chuyện về đời Lính?
Thưa cô, ngày xưa, được sự cho phép của Tư Lệnh Hải-Quân, Ðô Ðốc Trần-Văn-Chơn, tôi thường tháp tùng nhiều đơn vị chiến đấu đi hành quân những vùng xa xôi hẻo lánh như U-Minh Thượng, U-Minh-Hạ (Cà-Mau), v.v... Trong những cuộc hành quân đó, tôi đã thấy tận mắt những bi thương cũng như sự kiêu hùng của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa. Khi trở về phố thị tôi được tiếp xúc với gia đình vợ con binh sĩ, tôi thấy rõ sự thua thiệt của những người này. Ðó là lý do tôi viết nhiều về đời Lính.
Ða số các nhà văn tại hải ngoại, viết văn là công việc của tay trái, chị có thể cho biết công việc chính hiện nay của chị là gì không?
Hiện nay tôi là tư chức của hãng xe hơi Honda. Người Mỹ đặt danh xưng cho việc làm của tôi là Warranty Administrator.
Ở bên Houston?
Dạ, tại Houston. Còn thưa cô, viết, đối với những người khác là một nghề tay trái nhưng đối với tôi không những là một nghề tay trái mà còn là một niềm vui để san sẻ những trăn trở, những tư duy của mình đối với độc giả.
Ngoài việc viết văn, chị có tham gia trong lãnh vực nghệ thuật nào khác hay không?
Ngày trước, lúc các con của tôi còn theo học đại học, tôi thường theo dõi những sinh hoạt văn học nghệ thuật của sinh viên các trường đại học tại Texas rồi viết bài tường thuật để yểm trợ tinh thần cho những người trẻ này. Sau khi các cháu ra trường tôi không còn hoạt động trong môi trường đó nữa.
Giờ thì chị chuyên viết văn thôi?
Dạ, đúng vậy.
Là một nhà văn nữ, chị có cuốn truyện nào đặc biệt nói về thân phận người phụ nữ Việt-Nam không?
Hầu như trong tất cả những tác phẩm của tôi, ngoài mục đích nói lên sự thống khổ và sự hy sinh vô bờ của người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa, tôi còn có mục đích quan trọng khác. Ðó là nói lên tâm trạng của người phụ nữ Việt-Nam trong và ngoài nước, trong giai đoạn hiện tại.
Chị có cái nhìn như thế nào về người phụ nữ Việt-Nam tại hải ngoại?
Tôi nghĩ người phụ nữ Việt-Nam tại hải ngoại là những phụ nữ tuyệt vời. Họ đã, đang và sẽ xông xáo vào đời không thua gì nam giới và khi về nhà họ chu toàn bổn phận của một người nội trợ đảm đang.
Trong tập truyện Tưởûng Như Trở Về chị thích chuyện nào nhất? Có phải là chuyện chị lấy làm tựa đề cho toàn tập hay không?
Thường thường trong những cuộc phỏng vấn, người xướng ngôn cũng hỏi tôi một câu tương tự như vậy. Ðối với với tôi, hình thành một tác phẩm và hoàn tất một tác phẩm trong hoàn cảnh rất khó khăn, cũng như tôi sinh một đứa con; do đó, con nào tôi cũng thương và tác phẩm nào của tôi, tôi cũng quý trọng ngang nhau.
Thưa chị Ðiệp-Mỹ-Linh, tình yêu nam nữ có phải là đề tài chính trong văn chương của chị hay không? Và ngoài đời, quan niệm của chị về tình yêu như thế nào?
Tôi rất tôn trọng tình yêu nam nữ, nhưng những tác phẩm của tôi nghiêng về xã hội, tình người, tình quê hương nhiều hơn là tình yêu nam nữ.
Chị có thể cho biết phần nào về dự tính của chị trong lãnh vực văn chương hay không?
Hiện tại tôi đang gom bài để xuất bản tác phẩm Tìm Vết Chân Xưa. Sau đó tôi sẽ thực hiện một tác phẩm hoàn toàn về xã hội, nói lên bề trái của giới trẻ Việt-Nam tại hải ngoại. Ðây là một công trình viết về những khổ tâm của phụ huynh trước những phân hóa trong gia đình cũng như ngoài xã hội khiến cho giới trẻ rơi vào hoàn cảnh bế tắt.
Ðó là phóng sự hay là truyện dài hay là tập truyện, thưa chị?
Tôi đang phân vân, không biết mình nên viết dưới dạng thức truyện hay là phóng sự và nghiên cứu.
Xin cảm ơn chị Ðiệp-Mỹ-Linh. Vì thời gian có hạn, trước khi tạm biệt, chị có muốn nhắn gửi điều gì đến quý thính giả tại Montreal không?
Cách nay vài năm tôi có cộng tác với tờ báo Sóng, tại Canada, do giáo sư Nguyễn-Tăng-Chương làm chủ nhiệm và tôi có nhiều độc giả tại Canada. Nhân dịp này, tôi xin gửi đến tất cả quý độc giả của tôi và thính giả của Ðài Tiếng Nói Việt-Nam lời chào mừng nồng nàn nhất. Và tôi cũng xin cảm ơn cô Ðan-Thi đã tạo cơ hội cho tôi được tâm tình với thính giả.
Xin cảm ơn chị Ðiệp-Mỹ-Linh. Ðan-Thi xin thay mặt cho quý thính giả của Ðài Tiếng Nói Việt-Nam tại Montreal cảm ơn chị đã dành cho Ðài cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Xin chúc chị nhiều thành công trong lãnh vực văn chương.
Vài Nét Về Điệp Mỹ Linh
Điệp Mỹ Linh là bút hiệu của...
Bạn Hữu Phỏng Vấn Điệp Mỹ Linh
- Đài Little Saigon
- Đài Saigon-Houston
- Ðài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Lê-Văn)
- Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (Nguyễn-Vĩnh-Châu)
- Đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Montreal
- Tạp Chí Giao-Chỉ
- Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại
- Tâm Tình Người Lính Năm Xưa
- Hệ Thống Truyền Thống Việt Nam Hải Ngoại
Bạn Hữu Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Giới Thiệu
- Giáo Sư Nguyễn Tăng Chương Phê Bình
- Lê Nhật Thăng
- Nguyễn Gia Bảo
- Phụng Hồng Giới Thiệu
- Phụng Hồng Phê Bình
- Phụng Hồng Viết Về Điệp Mỹ Linh
- Tạp Chí Giao Chỉ
- Trần Bình Nam
- Nguyễn Đình Sài
- Nguyễn Đình Tuyến
Tặng Phẩm Của Bạn Hữu
- Hoàng Vũ Bão -- Tập Thơ Nửa Đời Thương Đau
- Tuý Hà
- Mũ Nâu -- ĐML 55 Năm Cầm Bút
- Huy Tâm -- Chỉ Còn Là Kỷ Niệm
Điệp Mỹ Linh Phỏng Vấn Bạn Hữu
- Họa Sĩ Phạm-Thông và Di Tích Lịch Sử
- Mạn Đàm với Đặng-Thái-Sơn
- Nhạc Sĩ Trường-Sa và Những Dòng Sông Xưa
- Tài Danh Lưu Lạc Khánh-Ngọc
- Nhạc Sĩ Lê Dinh
- Chuyến Bay Định Mệnh
Điệp Mỹ Linh Viết Về Bạn Hữu
- Hồi Ký Kháng Chiến “Hành Trình Người Ði Cứu Nước”
- “Tìm Nhau Từ Thuở” của Giáo Sư Xuân-Vinh
- “Tù Binh Và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam
- Thi Phẩm “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”
- Ban Ca Nhạc Bình-Minh Đài Phát Thanh Nha Trang
- Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ
- Đêm Đại Dương
- Hội Ngộ Của Hải-Quân V.N.C.H.
- Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston
- Quân Nhân Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà
Bài Mới Chưa In Thành Sách
- Nó Đã Nhầm
- Cháu Đích Tôn Của “Ngụy”
- Cố Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh
- Đề Đốc Trần Văn Chơn
- Cô Bé Trong Nhà Thờ
- Hỡi Người Trẻ Việt Nam
- Mặt Chuột
- Góp Ý Với Lê Mã Lương
- Góp Ý Với Bill Hayton
- Người Hùng Của Tôi -- John McCain
- Bạn Lính
- Người Trẻ Việt Nam Hôm Nay
- Quốc Ca Mới Của Đảng
- Ngậm Miệng Ăn Tiền
- McCain Ra Đi
- Tại Sao?
- Lời Tử Sĩ
- Trường Sa -- Hải Đảo Tội Tình
- Trường Sa Thuộc Về Ai?
- Kỷ Niệm Với Chữ Nghĩa
- Niềm Kỳ Vọng Của Ba Tôi
- Nỗi Niềm Của Người Vợ Lính
- Cộng Sản Việt Nam Rơi Mặt Nạ
- Từ HCM Đến "Bức Tử" Trường Sa