Điệp Mỹ Linh  

Click here to edit subtitle

Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975

Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ

 

Vào cuối tháng 2 năm 1975, một phái đoàn lưỡng đảng, gồm nhiều nghị sĩ và dân biểu Hoa-Kỳ đến Saigon với mục đích tìm hiểu thực trạng và thành quả của vấn đề Việt-Nam-Hóa chiến tranh, để duyệt xét thỉnh cầu của Tổng-Thống Ford về việc xin chuẩn chi ngân khoảng 300 triệu Mỹ-Kim viện trợ bổ túc cho Việt-Nam Cộng-Hòa.

Trong phái đoàn lưỡng đảng Hoa-Kỳ có nhiều nghị sĩ và dân biểu phản chiến. Nhưng đáng kể nhất là dân biểu phản chiến Bella Abzug, thuộc Dân-Chủ, New York.

Phái đoàn viếng thăm Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân và Hải-Quân Công-Xưởng để tìm hiểu về những nỗ lực tự túc tự cường qua chương trình đóng tàu Ferro Ciment của Hải-Quân Việt-Nam.

Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ định Hải-Quân Đại-Tá Đỗ Kiểm, Tham-Mưu-Phó hành quân Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, hướng dẫn phái đoàn.

Xuất thân khóa 3 Brest, Đại-tá Đỗ Kiểm là một trong những sĩ quan Hải-Quân rất uyển chuyển trên mọi vấn đề và có kiến thức sâu rộng về cả quân dự, văn hóa và chính trị. Đại-Tá Đỗ Kiểm được đặt vào một vị thế thiết yếu cho sự ngoại giao vốn đã khó khăn giữa phái đoàn Hoa-Kỳ và Hải-Quân V.N.C.H.

Dù đã được chỉ thị của cấp trên là phải hết sức mềm mỏng, khéo léo khi tiếp xúc với phái đoàn Hoa-Kỳ, các sĩ quan cao cấp Hải-Quân V.N.C.H. được chỉ định tiếp đón phái đoàn hôm đó cũng không thể không khỏi bất mãn khi thấy thái độ thờ ơ, thiếu lễ độ, kém thân thiện của phái đoàn. Nữ dân biểu Bella Abzug tỏ cử chỉ xem thường thuyết trình viên và cử tọa bằng cách hích mặt nhìn ngắm trần nhà trong khi miệng nhai kẹo cao-su chóp chép!

Trong khi phái đoàn lưỡng đảng đang lơ là nghe Đại-Tá Đoàn Ngọc Bích, Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Quân Công-Xưởng, thuyết trình thì Dân Biểu Murtha kéo Đại-Tá Đỗ Kiểm ra ngoài, hỏi nhỏ:

- Nếu phải chuyển binh sĩ từ Đà-Nẵng về đây, Hạm-Đội Hải-Quân Việt-Nam có thể chở tối đa bao nhiêu Sư Đoàn?

Với phản ứng của một sĩ quan hành quân, Đại-Tá Đỗ Kiểm nghĩ đến sự chuyển vận hành quân, cho nên Ông đáp:

- Một Sư Đoàn là tối đa, vì Hạm-Đội chuyển vận của Hải-Quân Việt-Nam không được trang bị để chuyên chở cơ giới và vũ khí nặng.

Dân Biểu Murtha gạt ngang:

- Không! Tôi không muốn nói đến hành quân. Nếu phải rút binh khẩn cấp, bằng tất cả chiến hạm của Hạm-Đội Hải-Quân Việt-Nam, Đại-Tá nghĩ có thể chở tối đa bao nhiêu binh sĩ – chỉ người thôi?

Vẫn chưa hiểu dụng ý của Dân Biểu Murtha, Đại-Tá Đỗ Kiểm hỏi gằn:

- Kể cả những chiến hạm tuần dương?

- Vâng! Kể cả những chiến hạm tuần dương. Và, nếu cần, bỏ lại cơ giới.

Ít ai nghĩ rằng cuộc đàm thoại ngắn ngủi đó ngầm báo trước những tai biến sắp phủ chụp xuống Quân-Khu I!

Thay Lời Tựa

Chương I         

Sơ Lược Lịch Sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa

Chương II        

Các Vị Tư-Lệnh Hải-Quân

Chương III      

Sự Tổ Chức Của Hải-Quân – Về Hành Quân

     Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân

     Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang

     Hải-Quân Công-Xưởng Sài-Gòn

Những Đại-Đơn-Vị Chiến-Đấu 

     Vùng Sông-Ngòi – Hành-Quân Lưu Động Sông

          Vùng III Sông-Ngòi 

          Vùng IV Sông-Ngòi 

          Lực-Lượng Thủy-Bộ

          Lực-Lượng Tuần-Thám

          Lực-Lượng Trung-Ương

          Giang-Đoàn Xung-Phong 

          Liên-Đoàn Tuần-Giang 

          Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99

     Vùng Duyên-Hải – Hành-Quân Lưu Động Biển

          Hạm-Đội

          Vùng I Duyên-Hải

          Vùng II Duyên-Hải

          Vùng III Duyên-Hải

          Vùng IV Duyên-Hải

          Vùng V Duyên-Hải

          Lực-Lượng Hải-Thuyền 

          Liên-Đoàn Người Nhái

          Biệt-Hải

          Lực-Lượng Hải-Tuần   


Chương IV      

Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ

Chương V        

Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân

     Vùng I Duyên-Hải 

          Cuộc Rút Quân Tại Thuận-An

          Cuộc Rút Quân Tại Chu-Lai

          Cuộc Rút Quân Tại Đà-Nẵng

     Vùng II Duyên-Hải

          Cuộc Rút Quân Tại Qui-Nhơn

          Cuộc Rút Quân Tại Nha-Trang

          Bỏ Ngõ Cam-Ranh

          Trên Biển Phan-Rang 

          Bên Bờ Phan-Thiết 

     Vùng III Duyên-Hải

     Vùng IV Duyên-Hải

     Vùng V Duyên-Hải


Chương VI      

Những Đột Biến Tại Các Vùng Sông Ngòi   

      Vùng III Sông Ngòi 

          Những Trận Chiến Trên Vàm-Cỏ-Tây 

          Những Trận Chiến Trên Vàm-Cỏ-Đông

      Vùng IV Sông Ngòi


Chương VII     

Kế Hoạch Phòng Thủ


Chương VIII   

Chuyến Ra Khơi Bi Hùng

Hải-Vận-Hạm Lam-Giang, Một Huyền Thoại

Hướng Về Subic Bay     


Chương IX      

Phỏng Vấn Những Nhân Vật Liên Hệ Đến Chuyến Ra Khơi

     Cuối Cùng Của Hải-Quân V.N.C.H.


Chương X        

Những Vị Anh Hùng Hải-Quân V.N.C.H. 

     Biệt-Hải Nguyễn Văn Kiệt   

     Cố Phó-Đề-Đốc Hoàng Cơ Minh 

     Cố Hải-Quân Thiếu-Tá Đặng Hữu Thân

     Cố Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn 

Chương XI      

Những Dòng Ký Ức  

     Hồi Ký Lãnh Tàu 

        (Cựu Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh)

     U.S. Naval War College

        (Cựu Đề-Đốc Lâm Ngươn Tánh)

     Những Năm Tại Trường Hải-Quân Pháp
        (Cựu Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng)

     U.S. Navy Officer Candidate School 

        (Cựu Hải-Quân Đại-Úy Hoàng Quốc Tuấn)

     U.S. Naval Postgraduate School

        (Cựu Hải-Quân Trung-Úy Trần Trúc Việt)

     Kỷ Niệm Với Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505

        (Điệp-Mỹ-Linh)


Phụ Lục